CÔNG NGHỆ / INTERNET

Mark Zuckerberg khoe dàn 'vũ khí' hiện thực hoá tham vọng metaverse

Meta (Facebook) cho biết sẽ chi ít nhất 10 tỷ USD trong năm nay để nghiên cứu và phát triển công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), trong đó gồm nhiều thiết bị kính đeo.

Mark Zuckerberg khoe dàn 'vũ khí' hiện thực hoá tham vọng metaverse
Mới đây, CEO Mark Zuckerberg đã hé lộ nhiều nguyên mẫu (prototype) thiết bị đeo mà công ty này phát triển trong các phòng thí nghiệm. Người sáng lập Facebook đang đặt cược “tất tay” với VR, công nghệ đưa người dùng vào thế giới ảo và AR, công nghệ cho phép con người trải nghiệm yếu tố ảo trong không gian vật lý thực tế.
Nếu Zuckerberg thành công, Meta sẽ có thêm một nguồn thu mới từ việc kinh doanh phần cứng trong bối cảnh nền tảng mạng xã hội này đã đạt tới điểm bão hoà về tăng trưởng người dùng, cũng như bị thu hẹp doanh thu do sự thay đổi về chính sách quảng cáo của các công ty khác.
Mark Zuckerberg khoe dàn vũ khí hiện thực hoá tham vọng metaverse
Meta hiện đang thống trị doanh số bán hàng thiết bị đeo VR, thị trường vốn vẫn còn tương đối nhỏ. Mẫu thiết bị đeo Quest 2, có giá 299 USD chiếm 78% tổng doanh số thiết bị đeo của hãng trong năm 2021. Dù vậy, con số 11,2 triệu thiết bị VR được bán ra trong năm vẫn nhỏ hơn nhiều so với doanh số của smartphone hay PC.
Theo CEO Meta, công ty đang tập trung nâng cao độ sống động của hình ảnh tái hiện, cũng như cải thiện sự tiện nghi để người dùng có thể đeo thiết bị trong một thời gian dài.
"Sẽ không lâu nữa trước khi chúng tôi có thể tạo ra các khung cảnh có độ trung thực hoàn hảo. Thay vì cảm giác chỉ nhìn qua màn hình, người dùng sẽ cảm thấy như đang có mặt ở đó vậy", Zuckerberg cho biết.
Dưới đây là một số prototype mà Meta đã và đang phát triển:
Butterscotch: Được thiết kế với màn hình độ phân giải cao với các pixel đủ nhỏ mà mắt người không thể phân biệt. Thiết bị sử dụng thấu kính mới do Meta phát triển, giúp hiển thị văn bản rõ ràng hơn và các chi tiết chân thực hơn. Tuy nhiên, công ty cho biết nguyên mẫu này khó có thể thương mại hoá do trọng lượng nặng và cồng kềnh, chưa kể bảng mạch vẫn “lộ thiên”.
Mark Zuckerberg khoe dàn vũ khí hiện thực hoá tham vọng metaverse
Half Dome 3: Thiết bị được phát triển từ năm 2017 nhằm thử nghiệm thay đổi khoảng cách lấy nét quang học. Meta cho biết với công nghệ Half Dome, độ phân giải và chất lượng hình ảnh đủ để người dùng trải nghiệm một màn hình máy tính khổng lồ trong thiết bị. Phiên bản thế hệ thứ 3 này là mới nhất, được trang bị thấu kính tinh thể lỏng.
Holocake 2: Thiết bị VR mỏng và nhẹ nhất từng được Meta tạo ra, tương thích mọi phần mềm VR khi kết nối với PC. Tuy nhiên, thiết bị này đòi hỏi các loại laser chuyên dụng quá đắt so với người tiêu dùng, cũng như phải bổ sung thêm biện pháp an toàn. Bên trong Holocake 2, Meta sử dụng thấu kính phẳng 3 chiều để giảm khối lượng nói chung.
Starburst: Nguyên mẫu được phát triển để nghiên cứu khả năng áp dụng dải tương phản động cao (HDR), đem tới độ chân thực và tăng thêm chiều sâu cho hình ảnh.
Mirror Lake: Mẫu thiết bị trông giống như kính đeo trượt tuyết, kết hợp mọi công nghệ đeo mà Meta đang phát triển trong một màn hình đơn duy nhất. "Đây là thiết bị đầy hứa hẹn, nhưng hiện tại nó vẫn chưa được phát triển đầy đủ các chức năng để kiểm nghiệm đầy đủ. Nếu thành công, Mirror Lake sẽ là thiết bị tạo ra bước ngoặt cho trải nghiệm hình ảnh VR", Michael Abrash, chuyên gia khoa học tại Meta Reality Labs cho biết.

CÔNG NGHỆ / INTERNET

Facebook chuẩn bị kinh doanh tick xanh "sỉ và lẻ" nhưng người dùng mua để làm gì?

Tick xanh trên Facebook là ao ước với nhiều người vì chỉ khi sở hữu số lượng lớn người theo dõi và xác thực được giấy tờ tùy thân thì mới được Meta cung cấp. Thế nhưng, trong tương lai người dùng có thể mua tick xanh chỉ với gần 300,000 đồng/ tháng

Facebook bị lỗi, thông tin của người này lại xuất hiện trên trang cá nhân của người khác

Thông tin về các liên kết trang mạng xã hội của bản thân đều xuất hiện trên trang cá nhân của bạn bè khiến người dùng khó chịu.

TikTok nghiên cứu thu phí người dùng xem video

Trước viễn cảnh tăng trưởng người dùng tại Mỹ chậm lại, TikTok đang nghiên cứu các sáng kiến để thúc đẩy các nhà sáng tạo nội dung.

Sau Google, Alibaba "nhập cuộc" phát triển ứng dụng siêu trí tuệ AI, tất cả đều gặp phải hội chứng tâm lý FOMO?

Từ khi ChatGPT "xâm chiếm" thế giới, các nhà sản xuất công nghệ bắt đầu phát triển những ứng dụng, phần mềm dựa trên sự phát triển tiên tiến của trí tuệ nhân tạo AI. Thế nhưng, đã có nhà sản xuất phải gặp "trái đắng" khi cố tình chạy đua với trào lưu mới.

ChatGPT thật sự trở thành mối lo ngại với ngành giáo dục nhưng ở Việt Nam sẽ khác?

Từ khi siêu AI ChatGPT xuất hiện con người như đảo lộn với sự tiên tiến và sức mạnh mà công cụ này mang lại. Từ khả năng giải mã những thắc mắc khá chuẩn xác cho đến những cách xử lý giống như con người. Toàn cầu đang đối diện với nỗi lo khi ChatGPT phát triển nó sẽ đi kèm với những hệ lụy khó lường, đặc biệt là đối với nền giáo dục.