Mastodon ra đời năm 2016 nhưng khá vô danh. Dù vậy, một số người đang rời bỏ Twitter để đến với mạng xã hội này trong bối cảnh "chim xanh" đang rơi vào hỗn loạn từ khi về tay ông chủ mới. Ngay sau khi Elon Musk mua lại Twitter, tỷ phú đã sa thải một nửa nhân viên, thay đổi các tính năng và rất có thể sẽ chuyển hướng quản trị nội dung, gia tăng các nội dung thù ghét.
Hiện nay, chưa có nền tảng nào đủ sức thay thế Twitter. Tuy nhiên, Mastodon nổi lên nhờ giao diện khá giống Twitter, với các cập nhật ngắn hiển thị theo thời gian thay vì theo thuật toán. Nó sử dụng các máy chủ do các nhóm và cá nhân khác nhau vận hành thay vì một nền tảng tập trung trong tay một công ty như Twitter, Instagram hay Facebook.
Không như các mạng xã hội khác, Mastodon miễn phí tham gia và không có quảng cáo. Nó được một tổ chức phi lợi nhuận của Eugen Rochko phát triển và tài trợ dưới hình thức gọi vốn cộng đồng.
Trong cuộc phỏng vấn giữa tuần trước, Rochko tiết lộ Mastodon có thêm 230.000 người dùng mới từ ngày 27/10, ngày Musk tiếp quản Twitter. Họ hiện có 655.000 người dùng tích cực mỗi tháng, chưa thấm vào đâu so với 238 triệu người dùng tích cực hàng ngày của Twitter. Bản thân nhà sáng lập Rochko cũng nhận thức được điều này, song đây là thành tích lớn nhất mà Mastodon thiết lập từ trước tới nay.
Những người tham gia Mastodon có cả người dùng Twitter sở hữu lượng người theo dõi lớn, chẳng hạn diễn viên hài Kathy Griffin hay nhà báo Molly Jong-Fast. Giáo sư Sarah T. Roberts tại Đại học UCLA bắt đầu sử dụng Mastodon vào ngày 30/10 dù mở tài khoản từ 1 năm trước. Roberts từng làm việc tại Twitter hồi đầu năm nay. Cô cho biết mình dùng Mastodon do lo ngại về quản trị nội dung tại Twitter sẽ thay đổi dưới triều đại của Musk. Theo cô, người dùng Twitter có thể chuyển sang Mastodon do có sự gần gũi về trải nghiệm người dùng. Rất nhiều tính năng hay bố cục Mastodon giống với Twitter.
Nhà báo Rachel Metz cũng tò mò và dùng thử Mastodon. Theo cây bút này, hai mạng xã hội tồn tại các điểm khác biệt quan trọng, đặc biệt trong cách thiết lập mạng lưới. Do tài khoản người dùng Mastodon lưu trữ trên một số máy chủ khác nhau, rất khó để tìm kiếm ai đó mà họ quen biết. Bạn sẽ phải tham gia máy chủ cụ thể để đăng ký, một số mở cho tất cả mọi người, một số cần được mời.
Dù bạn có thể hteo dõi bất kỳ người dùng Mastodon nào, bạn chỉ nhìn thấy danh sách những người theo dõi bạn bè Mastodon của bạn hay những người mà bạn bè Mastodon theo dõi nếu những người theo dõi này cũng ở trên một máy chủ giống bạn. Nhìn chung, không giống với Twitter – nơi dễ dàng tương tác với lượng khán giả lớn, mạng lưới Mastodon khá khiêm tốn, chỉ dưới 100 người theo dõi.
Với nhà báo Metz, cô chưa sẵn sàng đóng tài khoản Twitter. Mastodon giống như chỗ trú ẩn trong trường hợp Twitter trở nên không thể chịu nổi. Roberts cũng chưa quyết định có khóa tài khoản hay không, song cô thấy bất ngờ vì số lượng người theo dõi tăng nhanh chóng trên Mastodon. Trong vòng 1 tuần đăng ký và thông báo cho gần 23.000 người theo dõi trên Twitter, cô đã thu hút hơn 1.000 người theo dõi trên Mastodon.
Tick xanh trên Facebook là ao ước với nhiều người vì chỉ khi sở hữu số lượng lớn người theo dõi và xác thực được giấy tờ tùy thân thì mới được Meta cung cấp. Thế nhưng, trong tương lai người dùng có thể mua tick xanh chỉ với gần 300,000 đồng/ tháng
Từ khi ChatGPT "xâm chiếm" thế giới, các nhà sản xuất công nghệ bắt đầu phát triển những ứng dụng, phần mềm dựa trên sự phát triển tiên tiến của trí tuệ nhân tạo AI. Thế nhưng, đã có nhà sản xuất phải gặp "trái đắng" khi cố tình chạy đua với trào lưu mới.
Từ khi siêu AI ChatGPT xuất hiện con người như đảo lộn với sự tiên tiến và sức mạnh mà công cụ này mang lại. Từ khả năng giải mã những thắc mắc khá chuẩn xác cho đến những cách xử lý giống như con người. Toàn cầu đang đối diện với nỗi lo khi ChatGPT phát triển nó sẽ đi kèm với những hệ lụy khó lường, đặc biệt là đối với nền giáo dục.