Đơn kiện được Amazon nộp lên Tòa án tối cao quận King tại Seattle (Mỹ), cáo buộc các quản trị viên hội nhóm Facebook viết đánh giá giả mạo để đổi lấy tiền hoặc sản phẩm miễn phí.
Một trong các nhóm là "Amazon Product Review" có hơn 43.000 thành viên, bị tố trả tiền hoặc thông qua các hình thức khác làm cho người mua để lại đánh giá sai sự thật với các mặt hàng như chân máy ảnh hay loa trên xe hơi.
Một nhóm khác có tên "Amazon Varified Buyer & Seller" có hơn 2.500 thành viên. Theo ảnh chụp màn hình tin nhắn Facebook trong đơn kiện, các quản trị viên cung cấp cho người bán hàng trên Amazon nhiều đánh giá giả mạo, tính phí 10 USD/đánh giá.
Facebook đã đóng cửa một nửa trong hơn 10.000 hội nhóm bị Amazon báo cáo và đang tiếp tục điều tra các nhóm khác.
Vụ kiện là nỗ lực mới nhất của Amazon trong việc loại bỏ các bài đánh giá giả mạo trên chợ điện tử của mình. Tình trạng "fake" đánh giá ngày càng nghiêm trọng hơn khi Amazon thu hút hàng triệu người bán hàng. Những kẻ xấu thường muốn tăng “sao” cho sản phẩm hoặc thứ hạng tìm kiếm nhờ vào những đánh giá sai sự thật.
Không rõ ai điều hành các nhóm Facebook này. Amazon cho biết họ nộp đơn kiện với mong muốn biết danh tính của người đứng sau, chặn đứng các nhóm và buộc họ phải trả lại tiền kiếm được từ việc môi giới review giả.
Bản thân Amazon cũng có các nhóm nội bộ để tìm ra những người cung cấp đánh giá giả mạo. Họ đang hợp tác với Facebook để đóng các nhóm này. Tuy vậy, chúng vẫn tiếp tục mọc lên. Nhiều nhóm đặt chế độ riêng tư và yêu cầu thành viên mới phải cung cấp bằng chứng cho thấy họ là người bán hàng hoặc người đánh giá trên Amazon để được vào nhóm. Họ thường viết tắt hoặc dùng ký tự đặc biệt, tránh bị Facebook "soi", chẳng hạn viết "R**fund Aftr R**vew" thay vì viết "Refund after review" (hoàn tiền sau khi đánh giá).
Trước đây, Amazon kết hợp giữa công cụ máy học và quản trị viên để ngăn chặn đánh giá giả mạo. Công ty cũng đề nghị các mạng xã hội khác tham gia hỗ trợ do cộng đồng fake review nhan nhản trên hội nhóm Facebook và các ứng dụng nhắn tin như Telegram, WhatsApp và WeChat.
Tick xanh trên Facebook là ao ước với nhiều người vì chỉ khi sở hữu số lượng lớn người theo dõi và xác thực được giấy tờ tùy thân thì mới được Meta cung cấp. Thế nhưng, trong tương lai người dùng có thể mua tick xanh chỉ với gần 300,000 đồng/ tháng
Từ khi ChatGPT "xâm chiếm" thế giới, các nhà sản xuất công nghệ bắt đầu phát triển những ứng dụng, phần mềm dựa trên sự phát triển tiên tiến của trí tuệ nhân tạo AI. Thế nhưng, đã có nhà sản xuất phải gặp "trái đắng" khi cố tình chạy đua với trào lưu mới.
Từ khi siêu AI ChatGPT xuất hiện con người như đảo lộn với sự tiên tiến và sức mạnh mà công cụ này mang lại. Từ khả năng giải mã những thắc mắc khá chuẩn xác cho đến những cách xử lý giống như con người. Toàn cầu đang đối diện với nỗi lo khi ChatGPT phát triển nó sẽ đi kèm với những hệ lụy khó lường, đặc biệt là đối với nền giáo dục.