CÔNG NGHỆ / INTERNET

Hơn nửa triệu học sinh được trang bị Kỹ năng số và An toàn trên mạng

Chương trình Tư duy thời đại số đã mang lại kiến thức giá trị cho học sinh.

Hơn nửa triệu học sinh được trang bị Kỹ năng số và An toàn trên mạng
Vừa qua, Meta và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (VNIES), Trung tâm Công nghệ Thông tin - Truyền thông Vietnet (Vietnet- ICT) tổ chức hội thảo Giáo dục kỹ năng số trong nhà trường phổ thông Việt Nam - Công bố báo cáo tác động Chương trình Tư duy thời đại số. Hội thảo tập trung vào 2 chủ đề liên quan đến thúc đẩy giáo dục năng lực số trong nhà trường phổ thông và công bố vài kết quả nghiên cứu của sự hợp tác giữa 3 bên.
"Trong bối cảnh công nghệ liên tục phát triển, tác động đến mọi khía cạnh của cuộc sống bao gồm cả việc dạy và học, học sinh đang phải đối mặt với những thách thức như kiểm soát quyền riêng tư, xác thực thông tin và tương tác tích cực, có trách nhiệm với mọi người trên môi trường mạng. Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết trong việc cung cấp tài nguyên và trang bị cho các em những kỹ năng số và an toàn trực tuyến. Chúng tôi sẵn sàng tiếp tục hợp tác với các bên liên quan để mở rộng tác động của các chương trình và đóng góp vào việc xây dựng một thế hệ công dân số có trách nhiệm ở Việt Nam, giáo sư Lê Anh Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phát biểu khai mạc tại hội thảo.
Hơn nửa triệu học sinh được trang bị Kỹ năng số và An toàn trên mạng
Tại hội thảo, "Báo cáo đánh giá tác động chương trình Tư duy thời đại số" được thực hiện bởi Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã được giới thiệu. Theo báo cáo, 99,8% giáo viên cho rằng nội dung chương trình rất cần thiết và phù hợp để giảng dạy cho học sinh, 79% học sinh đồng ý nội dung lớp học Tư duy thời đại số rất hữu ích. Kết quả khảo sát cũng ghi nhận rõ nét sự thay đổi tích cực về kiến thức, kỹ năng và hành vi của các em học sinh khi tham gia môi trường trực tuyến.
Trung bình 8 trên 10 học sinh tham gia khảo sát chia sẻ rằng các em đã biết cân nhắc thông tin nào nên và không nên chia sẻ công khai trên Internet, biết sử dụng các công cụ để bảo vệ danh tính số của bản thân, và biết cách xác thực thông tin trực tuyến. Trung bình 7 trên 10 học sinh nói rằng các em đã áp dụng các kiến thức học được từ chương trình vào cuộc sống thực tế. 
Từ năm 2019 đến tháng 6/2022, chương trình Tư duy thời đại số đã đào tạo trực tiếp hơn 3.500 giáo viên các trường THCS, THPT thuộc địa bàn 39 tỉnh/thành phố, đội ngũ giáo viên cốt cán đã mở rộng và tiếp tục tập huấn cho hơn 20.800 giáo viên khác. Tổng cộng hơn 580.000 học sinh đã được trang bị các kiến thức về kỹ năng số và an toàn trên mạng nhờ việc trao quyền cho giáo viên tại địa phương và các đại sứ sinh viên của chương trình.
Đồng thời, Tài liệu hướng dẫn "Dạy học kỹ năng số và an toàn Internet dành cho giáo viên" cũng được ra mắt tại Hội thảo. Các bài học trong cuốn tài liệu được thiết kế phù hợp với khung chương trình giáo dục và phương pháp tiếp cận sư phạm tại Việt Nam, từ đó giúp các giáo viên dễ dàng thiết kế những giờ học thú vị cho học sinh.
Hơn nửa triệu học sinh được trang bị Kỹ năng số và An toàn trên mạng
"Trong hơn 3 năm vừa qua, chương trình hợp tác với Vietnet ICT đã giúp xây dựng mô hình để tiếp cận học sinh và giáo viên trên quy mô lớn. Chúng tôi rất tự hào về việc các giáo viên được tập huấn thông qua chương trình đã tình nguyện đào tạo lại cho hơn 20.800 giáo viên khác tại địa phương. Việc ra mắt cuốn Tài liệu hướng dẫn Dạy học kỹ năng số và an toàn Internet dành cho giáo viên và Báo cáo tác động thực hiện bởi Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn để tích hợp chủ đề công dân số vào trong lớp học và các hoạt động ngoại khóa", ông Ruici Tio (Meta) - Quản lý Chương trình chính sách - Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho biết.
Tiến sĩ Tạ Ngọc Trí, Phó Vụ trưởng, Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc chú trọng thúc đẩy kỹ năng số và an toàn Internet. Ông cho rằng sẽ cần có sự phối hợp nhiều hơn nữa giữa nhà trường, gia đình và xã hội để luôn bảo đảm các em học sinh có một môi trường trực tuyến an toàn và lành mạnh.
Hội thảo đã có sự tham gia trao đổi sôi nổi của các đại biểu đến từ các Bộ ban ngành, các Sở Giáo dục và Đào tạo, các thầy cô giáo về việc tích hợp kỹ năng số trong giảng dạy ở nhà trường phổ thông cũng như các trao đổi liên quan đến báo cáo công bố và cuốn tài liệu hướng dẫn. 

CÔNG NGHỆ / INTERNET

Facebook chuẩn bị kinh doanh tick xanh "sỉ và lẻ" nhưng người dùng mua để làm gì?

Tick xanh trên Facebook là ao ước với nhiều người vì chỉ khi sở hữu số lượng lớn người theo dõi và xác thực được giấy tờ tùy thân thì mới được Meta cung cấp. Thế nhưng, trong tương lai người dùng có thể mua tick xanh chỉ với gần 300,000 đồng/ tháng

Facebook bị lỗi, thông tin của người này lại xuất hiện trên trang cá nhân của người khác

Thông tin về các liên kết trang mạng xã hội của bản thân đều xuất hiện trên trang cá nhân của bạn bè khiến người dùng khó chịu.

TikTok nghiên cứu thu phí người dùng xem video

Trước viễn cảnh tăng trưởng người dùng tại Mỹ chậm lại, TikTok đang nghiên cứu các sáng kiến để thúc đẩy các nhà sáng tạo nội dung.

Sau Google, Alibaba "nhập cuộc" phát triển ứng dụng siêu trí tuệ AI, tất cả đều gặp phải hội chứng tâm lý FOMO?

Từ khi ChatGPT "xâm chiếm" thế giới, các nhà sản xuất công nghệ bắt đầu phát triển những ứng dụng, phần mềm dựa trên sự phát triển tiên tiến của trí tuệ nhân tạo AI. Thế nhưng, đã có nhà sản xuất phải gặp "trái đắng" khi cố tình chạy đua với trào lưu mới.

ChatGPT thật sự trở thành mối lo ngại với ngành giáo dục nhưng ở Việt Nam sẽ khác?

Từ khi siêu AI ChatGPT xuất hiện con người như đảo lộn với sự tiên tiến và sức mạnh mà công cụ này mang lại. Từ khả năng giải mã những thắc mắc khá chuẩn xác cho đến những cách xử lý giống như con người. Toàn cầu đang đối diện với nỗi lo khi ChatGPT phát triển nó sẽ đi kèm với những hệ lụy khó lường, đặc biệt là đối với nền giáo dục.