CÔNG NGHỆ / INTERNET

Đi ngủ mà không tắt TV sẽ khiến sức khỏe suy nhược và giảm tuổi thọ

Hàng triệu người vẫn có thói quen xem các chương trình như phim, thể thao, show truyền hình… trên TV rồi chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới được công bố, đây lại là thói quen rất có hại.

Đi ngủ mà không tắt TV sẽ khiến sức khỏe suy nhược và giảm tuổi thọ
Đối với nhiều người, việc xem các chương trình TV mỗi tối và chìm vào giấc ngủ đã trở thành thói quen suốt nhiều năm. Đa số họ thường hoặc thi thoảng không tắt TV ngay cả khi đã ngủ vì nhiều lý do. Có thể do mải xem các chương trình rồi ngủ thiếp đi, cũng có thể để tạo cảm giác yên tâm… Tuy nhiên, sự việc có vẻ rất bình thường này lại gây ra nhiều hậu quả với sức khỏe hơn chúng ta nghĩ.
Đây là những gì được khẳng định sau nghiên cứu mới của khoa Y của trường đại học danh tiếng Northwestern (Mỹ). Nghiên cứu này dựa trên việc so sánh giấc ngủ của con người trong phòng có ánh sáng với trong phòng gần như không có ánh sáng.
Đi ngủ mà không tắt TV sẽ khiến sức khỏe suy nhược và giảm tuổi thọ
Theo đó, việc có ánh sáng dù là chỉ ở mức thấp ở trong phòng khi ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tim mạch. Người trưởng thành khỏe mạnh chỉ cần ngủ một đêm trong phòng có ánh sáng môi trường sẽ làm tăng nhịp tim và đường huyết. Thậm chí, tình trạng kháng insulin (ở những người bị tiểu đường) cũng xảy ra vào buổi sáng sau một đêm ngủ mà không tắt TV).
Những điều này chính là yếu tố có nguy cơ gây bệnh lý về tim mạch, tiểu đường và trao đổi chất, thậm chí là cả béo phì và căng thẳng thần kinh.
"Thủ phạm làm hỏng giấc ngủ không chỉ đơn giản là cái TV, mà còn cả các thiết bị điện tử như điện thoại di động nữa. Mà người thành phố thì phải tiếp xúc với các nguồn sáng nhân tạo suốt ngày, giờ lại có ánh sáng suốt đêm nữa là rất độc hại", tiến sĩ Minjee Kim, đồng tác giả nghiên cứu và cũng là giảng viên thần kinh học cho biết.
Từ đây, các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe giấc ngủ, gồm có:
  • Tắt hết đèn trong phòng. Nếu bạn sợ bóng tối thì có thể bật một cái đèn thật nhỏ, mờ và thấp, gần sàn nhà.
  • Đèn màu vàng hoặc cam sẽ ít kích thích não bộ hơn. Không nên dùng đèn có ánh sáng trắng hoặc xanh. Nếu bạn thích bật đèn trong lúc ngủ, hãy để nó cách xa mình.
  • Nếu bạn không thể kiểm soát ánh sáng từ bên ngoài, hãy chọn vị trí nằm ngủ để ánh sáng đó không chiếu thẳng vào mặt. Đặc biệt, bạn nên dùng đồ che mắt khi ngủ.
  • Nếu đang ngủ mà tỉnh dậy thì không nên mở điện thoại xem. Ánh sáng ở điện thoại sẽ kích thích não của bạn, khiến não nghĩ rằng đã đến buổi sáng, gây ức chế thần kinh và khó ngủ lại. Bạn cũng sẽ mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau vì ngủ không đủ giấc.

CÔNG NGHỆ / INTERNET

Facebook chuẩn bị kinh doanh tick xanh "sỉ và lẻ" nhưng người dùng mua để làm gì?

Tick xanh trên Facebook là ao ước với nhiều người vì chỉ khi sở hữu số lượng lớn người theo dõi và xác thực được giấy tờ tùy thân thì mới được Meta cung cấp. Thế nhưng, trong tương lai người dùng có thể mua tick xanh chỉ với gần 300,000 đồng/ tháng

Facebook bị lỗi, thông tin của người này lại xuất hiện trên trang cá nhân của người khác

Thông tin về các liên kết trang mạng xã hội của bản thân đều xuất hiện trên trang cá nhân của bạn bè khiến người dùng khó chịu.

TikTok nghiên cứu thu phí người dùng xem video

Trước viễn cảnh tăng trưởng người dùng tại Mỹ chậm lại, TikTok đang nghiên cứu các sáng kiến để thúc đẩy các nhà sáng tạo nội dung.

Sau Google, Alibaba "nhập cuộc" phát triển ứng dụng siêu trí tuệ AI, tất cả đều gặp phải hội chứng tâm lý FOMO?

Từ khi ChatGPT "xâm chiếm" thế giới, các nhà sản xuất công nghệ bắt đầu phát triển những ứng dụng, phần mềm dựa trên sự phát triển tiên tiến của trí tuệ nhân tạo AI. Thế nhưng, đã có nhà sản xuất phải gặp "trái đắng" khi cố tình chạy đua với trào lưu mới.

ChatGPT thật sự trở thành mối lo ngại với ngành giáo dục nhưng ở Việt Nam sẽ khác?

Từ khi siêu AI ChatGPT xuất hiện con người như đảo lộn với sự tiên tiến và sức mạnh mà công cụ này mang lại. Từ khả năng giải mã những thắc mắc khá chuẩn xác cho đến những cách xử lý giống như con người. Toàn cầu đang đối diện với nỗi lo khi ChatGPT phát triển nó sẽ đi kèm với những hệ lụy khó lường, đặc biệt là đối với nền giáo dục.