CÔNG NGHỆ / INTERNET

Công ty mẹ TikTok 'vỡ mộng' làm game

ByteDance đã đóng cửa xưởng phát triển game mua lại 3 năm trước, cắt giảm hơn 100 nhân sự dù trước đó tham vọng thách thức Tencent trên thị trường game di động.

Công ty mẹ TikTok 'vỡ mộng' làm game
ByteDance, công ty mẹ TikTok, đã giải thể 101 Studio tại Thượng Hải tuần này, sa thải khoảng một nửa trong số hơn 300 nhân sự và thuyên chuyển công việc cho những người còn lại, theo nguồn tin riêng của Bloomberg. 101 Studio là một trong số các xưởng game quan trọng mà ByteDance đã đặt cược để mở rộng mảng kinh doanh ngoài video ngắn.
Sự kiện đánh dấu bước lùi đáng kể đối với ngành công nghiệp game bùng nổ một thời và cũng là lần đầu tiên ByteDance phải đóng cửa hoàn toàn một bộ phận. Công ty cũng sở hữu một bộ phận game khác nhưng đã thu hẹp quy mô trong suốt nhiều tháng Trung Quốc đóng băng hoạt động phát hành game, tính từ mùa hè năm 2021.
Sau khi tạo đột phá trên thị trường mạng xã hội với TikTok và Douyin, ByteDance tìm cách đi theo con đường của Tencent nhờ vào game di động. Game chiếm phần lớn trong doanh thu của ứng dụng di động nói chung và mang lại nhiều người dùng hơn cho các dịch vụ liên quan như thanh toán, mạng xã hội. Siêu ứng dụng WeChat của Tencent đã hướng người dùng đến danh mục game khổng lồ của mình và giúp công ty hưởng lợi từ mua sắm trong game.
Bộ phận game Nuverse của ByteDance thành lập năm 2019, ưu tiên các game "nặng đô". Nó không ngừng lớn mạnh thông qua việc mua lại bản quyền phát hành và các xưởng phát triển game, bao gồm 101 Studio. Dưới trướng ByteDance, nhóm cho ra đời một số tựa game chiến đấu và chơi bài nhưng không sản phẩm nào thành công và gây tiếng vang trên thị trường game Trung Quốc, vốn đang bị Tencent và NetEase thống trị.
Theo nguồn tin, vài nhân viên 101 Studio sẽ chuyển sang bộ phận phát hành của Nuverse để làm việc trong vài dự án game có sẵn. Trong khi đó, ByteDance dự định để Pico - nhà sản xuất thiết bị đeo thực tế ảo mà hãng mua lại năm ngoái - tiếp quản game VR do 101 Studio phát triển.
Bất chấp những tham vọng lớn lao trên thị trường game, vụ trấn áp lịch sử của Trung Quốc đối với Big Tech và doanh nghiệp Internet trong nước thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến ByteDance, trong khi suy thoái kinh tế tác động đến mảng kinh doanh quảng cáo cốt lõi.
Cũng trong năm 2021, ByteDance đã phải đóng cửa hầu hết hoạt động gia sư trên mạng, giải thể một nhóm đầu tư mạo hiểm và bán một ứng dụng giao dịch cổ phiếu nhằm tinh giản hoạt động.

CÔNG NGHỆ / INTERNET

Facebook chuẩn bị kinh doanh tick xanh "sỉ và lẻ" nhưng người dùng mua để làm gì?

Tick xanh trên Facebook là ao ước với nhiều người vì chỉ khi sở hữu số lượng lớn người theo dõi và xác thực được giấy tờ tùy thân thì mới được Meta cung cấp. Thế nhưng, trong tương lai người dùng có thể mua tick xanh chỉ với gần 300,000 đồng/ tháng

Facebook bị lỗi, thông tin của người này lại xuất hiện trên trang cá nhân của người khác

Thông tin về các liên kết trang mạng xã hội của bản thân đều xuất hiện trên trang cá nhân của bạn bè khiến người dùng khó chịu.

TikTok nghiên cứu thu phí người dùng xem video

Trước viễn cảnh tăng trưởng người dùng tại Mỹ chậm lại, TikTok đang nghiên cứu các sáng kiến để thúc đẩy các nhà sáng tạo nội dung.

Sau Google, Alibaba "nhập cuộc" phát triển ứng dụng siêu trí tuệ AI, tất cả đều gặp phải hội chứng tâm lý FOMO?

Từ khi ChatGPT "xâm chiếm" thế giới, các nhà sản xuất công nghệ bắt đầu phát triển những ứng dụng, phần mềm dựa trên sự phát triển tiên tiến của trí tuệ nhân tạo AI. Thế nhưng, đã có nhà sản xuất phải gặp "trái đắng" khi cố tình chạy đua với trào lưu mới.

ChatGPT thật sự trở thành mối lo ngại với ngành giáo dục nhưng ở Việt Nam sẽ khác?

Từ khi siêu AI ChatGPT xuất hiện con người như đảo lộn với sự tiên tiến và sức mạnh mà công cụ này mang lại. Từ khả năng giải mã những thắc mắc khá chuẩn xác cho đến những cách xử lý giống như con người. Toàn cầu đang đối diện với nỗi lo khi ChatGPT phát triển nó sẽ đi kèm với những hệ lụy khó lường, đặc biệt là đối với nền giáo dục.