CÔNG NGHỆ / INTERNET

3 quy tắc giúp bạn tự phát hiện lừa đảo trên mạng Internet

Những quy tắc trong bài sẽ giúp bạn an toàn trên Internet.

3 quy tắc giúp bạn tự phát hiện lừa đảo trên mạng Internet
Theo Khảo sát trách nhiệm kỹ thuật số của Google (Google Digital Responsibility Survey) năm 2021, tại Việt Nam, cứ 5 người thì có 4 người bị vi phạm dữ liệu (dò rỉ dữ liệu) hoặc biết ai đó bị vi phạm (78% - cao nhất trong các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương). Cũng trong năm 2021 theo Google Trends, lượt tìm kiếm về an toàn mạng (cybersecurity) tăng gấp 20 lần kể từ năm 2004, điều này cho thấy an toàn mạng đang là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu mà người dùng quan tâm.
3 quy tắc giúp bạn tự phát hiện lừa đảo trên mạng Internet
Lượt tìm kiếm về an toàn mạng tăng gấp 20 lần kể từ năm 2004. Ảnh: Google Trends.
Nhân tháng 10 - tháng Nhận thức An toàn Mạng trên thế giới (Cybersecurity Awareness Month), cùng tìm hiểu các sản phẩm từ Google giúp bảo vệ người dùng khỏi lừa đảo và đem tới trải nghiệm mạng trong môi trường an toàn và bảo mật hơn.
3 quy tắc giúp bạn tự phát hiện lừa đảo trên mạng Internet

Bộ lọc spam & lừa đảo tự động trong Gmail

Nhiều cuộc tấn công phần mềm độc hại và lừa đảo bắt đầu bằng email. Do đó, Gmail sẽ bảo vệ bạn khỏi spam, lừa đảo và phần mềm độc hại. 
Sử dụng công nghệ máy học và AI, Gmail phân tích các mẫu trong hàng tỷ thư để xác định các đặc điểm của email bị đánh dấu là spam và sử dụng các điểm đánh dấu đó để chặn 99,9% email đáng ngờ hoặc nguy hiểm trước khi chúng đến tay bạn. Trên thực tế, khả năng lọc thư rác được nâng cao bởi AI của Gmail chặn gần 10 triệu email spam mỗi phút.
Đặc biệt, vào năm 2020, trong đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid 19, mỗi ngày Gmail ngăn chặn 18 triệu thư rác lừa đảo và chứa phần mềm độc hại liên quan đến dịch bệnh, đây là dữ liệu được ghi nhận bên cạnh con số 240 triệu thư rác khác mà Google phát hiện mỗi ngày.

Bảo vệ người dùng khỏi truy cập vào các trang web spam và lừa đảo

Vào năm 2020, Google đã phát hiện 40 tỷ trang spam mỗi ngày - bao gồm các trang web đã bị tấn công hoặc giả mạo để lấy cắp thông tin cá nhân của bạn - và chặn chúng xuất hiện trong kết quả Tìm kiếm của bạn.
Trên cả những "thư rác" trên web (web spam) truyền thống, Google cũng nỗ lực để bảo vệ người dùng hỏi những yếu tố nguy hại khác như lừa đảo hoặc gian lận trên không gian mạng. Bắt đầu từ năm 2018, công ty đã đưa ra những giải pháp để bảo vệ hàng triệu lượt tìm kiếm trên Google Search mỗi năm, từ việc chấm dứt hoạt động các trang web lừa đảo đang cố gắng lừa đảo bạn bằng các từ khóa, bắt chước các biểu tượng thương hiệu, hoặc số điện thoại lừa đảo.

Cảnh báo người dùng về các trang web không an toàn

Đôi khi trong quá trình phấn khích muốn tìm hiểu thêm về chủ đề, bạn lại nhấp vào liên kết dẫn đến một trang web nguy hiểm mà không hề nhận ra. Tuy nhiên, tính n ăng Duyệt web an toàn của Google đã giúp bạn ngăn chặn những trang web nguy hiểm.
Duyệt web an toàn hiện bảo vệ hơn 4 tỷ thiết bị. Nó hiển thị các thông báo cảnh báo cho bạn biết rằng trang web bạn đang cố gắng truy cập có thể không an toàn, bảo vệ bạn và thông tin cá nhân của bạn khỏi phần mềm độc hại tiềm ẩn và các mưu đồ lừa đảo. Google cũng thông báo cho chủ sở hữu trang web khi trang web của họ bị tấn công và cung cấp thông tin để giúp khắc phục sự cố.

Bảo vệ người dùng khỏi những quảng cáo xấu và gây hiểu lầm

Việc cung cấp quyền truy cập vào các thông tin chất lượng cao và đáng tin cậy trên Google Tìm Kiếm (Google Search) sẽ ảnh hưởng đến các chuyên mục quảng cáo mà người dùng nhìn thấy khi tìm kiếm các thông tin sản phẩm, dịch vụ và nội dung. Để đảm bảo rằng những mục quảng cáo đó không phải lừa đảo hoặc bị sử dụng sai mục đích, Google vẫn không ngừng phát triển và thực thi những chính sách để đặt lợi ích của người dùng lên hàng đầu.
Vào năm 2020, chúng tôi đã chặn hoặc xóa khoảng 3,1 tỷ quảng cáo do vi phạm chính sách và hạn chế thêm 6,4 tỷ quảng cáo, trên tất cả nền tảng bao gồm cả Tìm kiếm.

Đảm bảo an toàn với Google Play Protect

Google Play Protect được tích hợp sẵn trong thiết bị Android và liên tục hoạt động ở "hậu trường" nhằm giữ an toàn cho thiết bị, dữ liệu và ứng dụng. Hàng ngày, Google Play Protect tự động quét các ứng dụng trên điện thoại Android và làm việc để ngăn các ứng dụng có hại tiếp cận chúng, khiến tính năng này trở thành dịch vụ bảo vệ luồng di động được triển khai rộng rãi nhất trên thế giới.

Tự phát hiện mánh khóe lừa đảo nhờ 3 quy tắc

Bên cạnh các sản phẩm Google hỗ trợ người dùng Việt truy cập mạng an toàn hơn, mỗi cá nhân cũng có thể tự trang bị cho mình những kiến thức để phát hiện ra mánh khóe tinh vi của những kẻ lừa đảo. Dưới đây là 3 quy tắc cơ bản giúp bạn cảnh giác hơn khi hoạt động trên môi trường mạng.
  • Chậm lại: Những kẻ lừa đảo thường tạo ra cảm giác cấp bách để chúng có thể vượt qua khả năng nhận định của bạn. Hãy dành thời gian và đặt câu hỏi để tránh bị dồn vào tình huống xấu.
  • Kiểm tra tại chỗ: Tìm hiểu nhằm xác thực thông tin bạn đang nhận được. Nếu bạn nhận được cuộc gọi không mong muốn, hãy tra cứu số ngân hàng, cơ quan, hoặc tổ chức đang gọi đến và liên hệ lại trực tiếp.
  • Dừng lại! Không gửi: Không một cá nhân hoặc cơ quan nào yêu cầu thanh toán ngay tại chỗ - đặc biệt càng không qua thẻ quà tặng. Thẻ quà tặng chỉ có ý nghĩa là quà tặng. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy giao dịch này là lừa đảo, có thể là như vậy đấy.

Các nhà sáng tạo nội dung đồng hành cùng Google giúp người dùng nâng cao kiến thức về an toàn mạng & bảo mật

Đồng hành cùng Google trong các hoạt động giúp người dùng trang bị kiến thức về an toàn mạng một cách trực quan hơn gồm có nhà báo, tác giả sách Trần Thu Hà, nhiều nhà sáng tạo nội dung YouTube nổi tiếng như Anh Thám Tử, BabyKopo Home, Thám Tử Nhí và các nhà sáng tạo quen thuộc trong lĩnh vực công nghệ như Vật Vờ Studio, Đam Mê Công Nghệ...
Với mục đích nâng cao nhận thức về an toàn và bảo mật trên không gian mạng cho tất cả người dùng Việt ở mọi lứa tuổi, qua những thông tin chia sẻ từ người nổi tiếng và nhà sáng tạo, khán giả sẽ có thêm kiến thức cơ bản để tự bảo vệ tài khoản của mình như Cách kiểm tra bảo mật, cách bật tính năng Xác minh 2 bước, Cách Sử dụng Chrome để duyệt web và tìm kiếm biểu tượng bảo mật... cùng nhiều nhóm thông tin bổ ích khác. 

CÔNG NGHỆ / INTERNET

Facebook chuẩn bị kinh doanh tick xanh "sỉ và lẻ" nhưng người dùng mua để làm gì?

Tick xanh trên Facebook là ao ước với nhiều người vì chỉ khi sở hữu số lượng lớn người theo dõi và xác thực được giấy tờ tùy thân thì mới được Meta cung cấp. Thế nhưng, trong tương lai người dùng có thể mua tick xanh chỉ với gần 300,000 đồng/ tháng

Facebook bị lỗi, thông tin của người này lại xuất hiện trên trang cá nhân của người khác

Thông tin về các liên kết trang mạng xã hội của bản thân đều xuất hiện trên trang cá nhân của bạn bè khiến người dùng khó chịu.

TikTok nghiên cứu thu phí người dùng xem video

Trước viễn cảnh tăng trưởng người dùng tại Mỹ chậm lại, TikTok đang nghiên cứu các sáng kiến để thúc đẩy các nhà sáng tạo nội dung.

Sau Google, Alibaba "nhập cuộc" phát triển ứng dụng siêu trí tuệ AI, tất cả đều gặp phải hội chứng tâm lý FOMO?

Từ khi ChatGPT "xâm chiếm" thế giới, các nhà sản xuất công nghệ bắt đầu phát triển những ứng dụng, phần mềm dựa trên sự phát triển tiên tiến của trí tuệ nhân tạo AI. Thế nhưng, đã có nhà sản xuất phải gặp "trái đắng" khi cố tình chạy đua với trào lưu mới.

ChatGPT thật sự trở thành mối lo ngại với ngành giáo dục nhưng ở Việt Nam sẽ khác?

Từ khi siêu AI ChatGPT xuất hiện con người như đảo lộn với sự tiên tiến và sức mạnh mà công cụ này mang lại. Từ khả năng giải mã những thắc mắc khá chuẩn xác cho đến những cách xử lý giống như con người. Toàn cầu đang đối diện với nỗi lo khi ChatGPT phát triển nó sẽ đi kèm với những hệ lụy khó lường, đặc biệt là đối với nền giáo dục.