CÔNG NGHỆ / INTERNET

Nhật Bản phát minh ứng dụng định danh hình ảnh cho thú cưng

Theo báo The Mainichi (Nhật Bản), ứng dụng có tên The Nose ID (tạm dịch: Nhận dạng mũi) sẽ giúp hỗ trợ người nuôi động vật xác định vị trí của một số loài thú cưng như chó, mèo… khi chúng đi lạc.

Nhật Bản phát minh ứng dụng định danh hình ảnh cho thú cưng
Hôm 6/6, Công ty S'more có trụ sở ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản) đã kêu gọi những người nuôi chó trên toàn quốc đăng ký hình ảnh mẫu mũi của các loài chó nuôi bằng ứng dụng The Nose ID do công ty phát triển.
Nhật Bản phát minh ứng dụng định danh hình ảnh cho thú cưng
Hình ảnh về mẫu mũi nhận dạng của một số chú chó trên ứng dụng The Nose ID của Công ty S’more phát triển. Ảnh: THE MAINICHI.
Theo đó, chức năng học sâu tích hợp trí tuệ nhân tạo trên ứng dụng sẽ dựa trên hình ảnh của các mẫu mũi để xác định "lai lịch" của từng con chó và ứng dụng sẽ thông báo cho chủ sở hữu địa điểm của vật nuôi bị thất lạc.
Điều này được đại diện Công ty S'more giải thích dựa trên việc các mẫu mũi của loài chó sẽ không thay đổi ngay cả chúng lớn lên và dễ dàng nhận dạng được giống như dấu vân tay của con người. Do đó, hình ảnh nhận diện sẽ có được độ chính xác và khả năng nhận diện tốt hơn.
Người dùng có thể tải miễn phí ứng dụng và đăng ký tài khoản cá nhân từ ngày 21-5-2022. Sau đó, họ sẽ quay video hình ảnh phần mũi của vật nuôi bằng điện thoại thông minh để tạo và lưu trữ hồ sơ thông tin của vật nuôi trên ứng dụng.
Khi đó, nếu bất kỳ một ai tìm thấy được vật nuôi bị thất lạc, họ sẽ gửi video hình ảnh về phần mũi của thú cưng lên ứng dụng để giúp tìm lại chủ sở hữu của chúng một cách nhanh chóng.
"Mọi người sẽ có thể nhanh chóng tìm kiếm những vật nuôi của họ trong những khu vực dựa theo hệ thống bản đồ của ứng dụng", người đồng sáng lập The Nose ID, anh Satsuki Sawashima chia sẻ.
Ngoài ra, ứng dụng The Nose ID còn có thêm một tính năng ẩn danh đặc biệt hỗ trợ người dùng bảo mật thông tin cá nhân khi trò chuyện với nhau. Bên cạnh đó, việc có càng nhiều người đăng ký sử dụng ứng dụng sẽ giúp cải thiện độ chính xác của việc nhận dạng vật nuôi.
Tính đến hiện nay, công ty đã thu thập dữ liệu khoảng 4.000 hình ảnh về mẫu mũi và răng nanh của các loài thú cưng ở khu vực thủ đô Tokyo và khu vực Kansai ở miền tây của đất nước, để cải thiện độ chính xác trong việc xác định các loài chó khi chúng thất lạc.
Ý tưởng ban đầu của việc phát minh ra ứng dụng The Nose ID xuất phát từ trận động đất và sóng thần Tōhoku xảy ra ngoài khơi bờ biển phía đông bắc của Nhật Bản năm 2011. 
Đây được xem là trận động đất lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử Nhật Bản. Theo báo The Mainichi, có một số báo cáo về việc vật nuôi mất tích ở thành phố Sendai kể từ sau khi thảm họa xảy ra ở khu vực này không lâu, và đa số trường hợp không bao giờ quay trở lại.
Theo ông Shizuka Takebayashi - thuộc cơ quan truyền thông Đại học Kyushu (Nhật Bản), có khoảng 25.000 hình ảnh về mẫu răng nanh của các loài thú cưng trên khắp Nhật Bản đã không xác định được chính xác chủ nhân của chúng vào năm 2020, ngay cả khi không xảy ra thảm họa hay thiên tai.
Trước đó, vào đầu tháng 6/2022, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành Đạo luật về phúc lợi và quản lý động vật, trong đó quy định người nuôi động vật phải cấy vi mạch định vị siêu nhỏ vào các loài thú cưng để có thể xác định chủ sở hữu trong trường hợp khẩn cấp.

CÔNG NGHỆ / INTERNET

Facebook chuẩn bị kinh doanh tick xanh "sỉ và lẻ" nhưng người dùng mua để làm gì?

Tick xanh trên Facebook là ao ước với nhiều người vì chỉ khi sở hữu số lượng lớn người theo dõi và xác thực được giấy tờ tùy thân thì mới được Meta cung cấp. Thế nhưng, trong tương lai người dùng có thể mua tick xanh chỉ với gần 300,000 đồng/ tháng

Facebook bị lỗi, thông tin của người này lại xuất hiện trên trang cá nhân của người khác

Thông tin về các liên kết trang mạng xã hội của bản thân đều xuất hiện trên trang cá nhân của bạn bè khiến người dùng khó chịu.

TikTok nghiên cứu thu phí người dùng xem video

Trước viễn cảnh tăng trưởng người dùng tại Mỹ chậm lại, TikTok đang nghiên cứu các sáng kiến để thúc đẩy các nhà sáng tạo nội dung.

Sau Google, Alibaba "nhập cuộc" phát triển ứng dụng siêu trí tuệ AI, tất cả đều gặp phải hội chứng tâm lý FOMO?

Từ khi ChatGPT "xâm chiếm" thế giới, các nhà sản xuất công nghệ bắt đầu phát triển những ứng dụng, phần mềm dựa trên sự phát triển tiên tiến của trí tuệ nhân tạo AI. Thế nhưng, đã có nhà sản xuất phải gặp "trái đắng" khi cố tình chạy đua với trào lưu mới.

ChatGPT thật sự trở thành mối lo ngại với ngành giáo dục nhưng ở Việt Nam sẽ khác?

Từ khi siêu AI ChatGPT xuất hiện con người như đảo lộn với sự tiên tiến và sức mạnh mà công cụ này mang lại. Từ khả năng giải mã những thắc mắc khá chuẩn xác cho đến những cách xử lý giống như con người. Toàn cầu đang đối diện với nỗi lo khi ChatGPT phát triển nó sẽ đi kèm với những hệ lụy khó lường, đặc biệt là đối với nền giáo dục.