CÔNG NGHỆ / INTERNET

Hội chữ Thập đỏ Thái Lan kêu gọi người dân không bán thận mua iPhone 14

Giám đốc của tổ chức Hội chữ Thập đỏ Thái Lan đã lên tiếng kêu gọi người dân không bán thận để mua iPhone 14, sau khi chiếc iPhone thế hệ mới của Apple chính thức được bán ra thị trường.

Hội chữ Thập đỏ Thái Lan kêu gọi người dân không bán thận mua iPhone 14
Mỗi khi một phiên bản iPhone mới ra mắt với mức giá đắt đỏ, nhiều người thường nói đùa rằng họ sẽ phải đi "bán thận để có tiền mua iPhone mới".
Mới đây, một hình ảnh được chia sẻ và nhanh chóng "gây sốt" trên mạng xã hội tại Thái Lan, cho thấy 3 người đang cầm trên tay những chiếc iPhone mới, với vết thương ở bụng, kèm theo lời nói đùa rằng họ đã phải bán thận để mua iPhone 14.
Hội chữ Thập đỏ Thái Lan kêu gọi người dân không bán thận mua iPhone 14
Hình ảnh được lan truyền trên mạng xã hội Thái Lan về lời nói đùa "bán thận để mua iPhone". Ảnh: Twitter.
Hình ảnh này được lan truyền nhanh đến mức bác sĩ Sophon Mekthon, Giám đốc điều hành của Trung tâm hiến tặng nội tạng thuộc Hội Chữ thập đỏ Thái Lan phải lên tiếng cảnh báo và khuyến cáo người dân không được bán thận để mua iPhone.
"Buôn bán và kinh doanh nội tạng là bất hợp pháp. Việc đề xuất bán nội tạng, đặc biệt là để lấy tiền mua iPhone, là một hành động trái đạo đức", bác sĩ Mekthon chia sẻ.
Hội chữ thập đỏ Thái Lan là đơn vị chịu trách nhiệm trong việc hiến tặng nội tạng tại quốc gia này và bác sĩ Mekthon khẳng định không có tình trạng buôn bán nội tạng người tại Thái Lan. Bác sĩ Mekthon cho biết hiện có khoảng gần 2 triệu người đăng ký hiến tạng và có khoảng 6.000 người đang chờ được ghép tạng tại Thái Lan.
Thái Lan là một trong những quốc gia đầu tiên được mở bán iPhone 14 ngay từ đợt đầu, điều này cho thấy Apple đánh giá cao vai trò của thị trường này. Hiện iPhone 14 đang được bán tại Thái Lan với giá khoảng từ 41.900 bạt (tương đương 26,8 triệu đồng) đến 44.900 bạt (tương đương 28,7 triệu đồng).

Ai là người mở màn cho trào lưu "bán thận để mua iPhone"?

Trên thực tế, hành động "bán thận để mua iPhone" không phải chỉ dừng lại ở câu nói đùa. Ít ai biết rằng người mở màn cho trào lưu "bán thận mua iPhone" là một thiếu niên người Trung Quốc.
Vào năm 2011, Vương Thượng Côn, một thiếu niên 17 tuổi sống tại vùng nông thôn nghèo của tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), đã có một quyết định sai lầm lớn nhất trong cuộc đời mình.
Vào thời điểm đó, nhiều bạn học chung của Vương đã được sở hữu chiếc iPhone 4 mới ra mắt của Apple và xem chiếc điện thoại này như một cách để thể hiện "đẳng cấp", điều này khiến Vương cũng rất mong muốn sở hữu được một chiếc iPhone 4, nhưng điều kiện kinh tế của gia đình không cho phép cậu sở hữu một chiếc điện thoại đắt tiền.
Trong một lần lên mạng, Vương đã nhận được tin nhắn từ một kẻ buôn bán nội tạng, với nội dung hấp dẫn: "Tại sao bạn phải cần đến 2 quả thận khi chỉ cần một quả là đủ? Tại sao không bán đi một quả thận của bạn để kiếm tiền?". Không ngần ngại, Vương đã liên hệ với kẻ buôn bán nội tạng này và đồng ý bán đi một quả thận của mình.
Vương sau đó đã giấu gia đình và trải qua một cuộc phẫu thuật để cắt bỏ một quả thận và giao cho một người mua không rõ danh tính. Cuộc phẫu thuật được tiến hành bất hợp pháp bởi hai bác sĩ làm việc tại bệnh viện địa phương.
Sau khi bán đi một quả thận, Vương đã nhận được số tiền 20.000 tệ (tương đương 3.200 USD). Vương đã sử dụng số tiền này để mua một chiếc iPhone 4 và một chiếc máy tính bảng iPad 2.
Khi Vương trở về nhà với chiếc điện thoại và máy tính bảng mới, mẹ của Vương đã nghi ngờ và buộc con trai mình phải khai lấy tiền từ đâu để mua. Đến lúc này, Vương đã buộc phải khai báo mọi chuyện với mẹ của mình.
Những người thực hiện ca phẫu thuật cho biết cậu bé chỉ mất chừng một tuần sau ca mổ là đã có thể trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, do điều kiện nơi thực hiện ca phẫu thuật không được sát trùng đúng cách và đủ tiêu chuẩn, dẫn đến vết mổ của Vương bị nhiễm trùng.
Khi Vương được đưa vào bệnh viện để chữa trị vết nhiễm trùng thì vết mổ đã bị tổn thương nghiêm trọng, quả thận còn lại cũng đã bị suy giảm chức năng. Suốt 11 năm qua, Vương phải nằm liệt giường mà không thể ngồi dậy và phải chạy thận mỗi ngày để lọc chất độc trong máu, khi mà quả thận còn lại của Vương không còn hoạt động được nữa.
Ở tuổi 28, tương lai của Vương đã đóng lại hoàn toàn và các bác sĩ cho biết Vương sẽ phải sống cuộc sống thực vật suốt quãng đời còn lại.
Năm 2012, đường dây mua bán nội tạng của Vương đã bị cơ quan chức năng triệt phá. 9 kẻ trong đường dây mua bán nội tạng này đã phải bồi thường cho gia đình Vương một số tiền, nhưng chừng đó vẫn chưa đủ so với chi phí thuốc thang dành cho Vương trong suốt 11 năm qua và đặc biệt, vẫn không thể nào giúp Vương quay trở lại cuộc sống của một người bình thường như trước đây.
Sau trường hợp của Vương, còn rất nhiều người trẻ khác tại Trung Quốc đã chấp nhận bán đi một quả thận của mình để mua các sản phẩm của Apple, tạo nên một "trào lưu", trong đó đã có không ít trường hợp dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho người bán thận.

CÔNG NGHỆ / INTERNET

Facebook chuẩn bị kinh doanh tick xanh "sỉ và lẻ" nhưng người dùng mua để làm gì?

Tick xanh trên Facebook là ao ước với nhiều người vì chỉ khi sở hữu số lượng lớn người theo dõi và xác thực được giấy tờ tùy thân thì mới được Meta cung cấp. Thế nhưng, trong tương lai người dùng có thể mua tick xanh chỉ với gần 300,000 đồng/ tháng

Facebook bị lỗi, thông tin của người này lại xuất hiện trên trang cá nhân của người khác

Thông tin về các liên kết trang mạng xã hội của bản thân đều xuất hiện trên trang cá nhân của bạn bè khiến người dùng khó chịu.

TikTok nghiên cứu thu phí người dùng xem video

Trước viễn cảnh tăng trưởng người dùng tại Mỹ chậm lại, TikTok đang nghiên cứu các sáng kiến để thúc đẩy các nhà sáng tạo nội dung.

Sau Google, Alibaba "nhập cuộc" phát triển ứng dụng siêu trí tuệ AI, tất cả đều gặp phải hội chứng tâm lý FOMO?

Từ khi ChatGPT "xâm chiếm" thế giới, các nhà sản xuất công nghệ bắt đầu phát triển những ứng dụng, phần mềm dựa trên sự phát triển tiên tiến của trí tuệ nhân tạo AI. Thế nhưng, đã có nhà sản xuất phải gặp "trái đắng" khi cố tình chạy đua với trào lưu mới.

ChatGPT thật sự trở thành mối lo ngại với ngành giáo dục nhưng ở Việt Nam sẽ khác?

Từ khi siêu AI ChatGPT xuất hiện con người như đảo lộn với sự tiên tiến và sức mạnh mà công cụ này mang lại. Từ khả năng giải mã những thắc mắc khá chuẩn xác cho đến những cách xử lý giống như con người. Toàn cầu đang đối diện với nỗi lo khi ChatGPT phát triển nó sẽ đi kèm với những hệ lụy khó lường, đặc biệt là đối với nền giáo dục.