CÔNG NGHỆ / INTERNET

Các ông trùm Yakuza 'khốn khổ' vì không được dùng điện thoại đời mới

Các ông trùm tội phạm Nhật Bản đang bị làm khó bởi những gã khổng lồ viễn thông nước này.

Các ông trùm Yakuza 'khốn khổ' vì không được dùng điện thoại đời mới
Nhiều người lầm tưởng rằng, các băng phái Yakuza thường xuyên đối mặt với các cuộc thanh toán, tranh giành lãnh thổ. Đằng sau những cuộc chiến đó là giai đoạn các ông trùm cân bằng, tận hưởng những bữa tiệc xa xỉ cũng như các thiết bị điện tử tối tân. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hàng toàn sai lầm trong thời đại này.
3 công ty viễn thông hàng đầu Nhật Bản như Au, SoftBank và Docomo đã sẵn sàng bỏ đi chuẩn kết nối 3G. Điều này gần như là án tử dành cho những điện thoại Garakei (điện thoại phổ thông) ở Nhật. Vậy điều này ảnh hưởng gì tới các thành viên của Yakuza.
Trong xã hội Nhật hiện nay, Yakuza gần như không còn chỗ đứng khi liên tục phải nhận những hạn chế mà chính phủ đặt ra. Điển hình là pháp lệnh Boryokudan Haijo Jorei (pháp lệnh loại trừ tội phạm có tổ chức) có quy mô toàn quốc.
Pháp lệnh này ảnh hưởng đáng kể việc kinh doanh của Yakuza, khi bị hạn chế làm việc cùng các công ty trong nước.
Kể từ sau năm 2011, các nhà mạng cũng yêu cầu khách hàng trước khi ký hợp đồng phải thề rằng họ không phải là thành viên của các băng nhóm, để không phải chịu trách nhiệm nếu khách hàng của họ là tội phạm.
Tại Nhật, điện thoại được bán ra theo nhà mạng, nên máy sẽ chỉ dùng được sim của họ. Nếu điện thoại đó bị nhà mạng khóa thì sẽ không sử dụng được ở Nhật Bản. Do đó, việc mua một chiếc điện thoại cũ ở Nhật không khó, cái khó là có sử dụng được điện thoại đó không.
Năm 2020, cảnh sát Hokkaido đã bắt một thành viên yakuza 46 tuổi vì tội lừa đảo, bởi anh ta đã ký hợp đồng di động vào năm 2018, trong đó có điều khoản tuyên bố anh ta không phải là thành viên của nhóm. 
Một vụ việc tương tự cũng xảy ra vào năm 2019, một thành viên Yakuza bị bắt, khi ký một hợp đồng tương tự để nhận công việc bán thời gian tại một bưu điện.
Các thành viên Yakuza vẫn được sử dụng dịch vụ cũ hơn khi gắn bó với các hợp đồng mà họ đã ký trước năm 2011.  Đó là lý do bạn sẽ hiếm khi thấy một thành viên Yakuza lớn tuổi sử dụng điện thoại thông minh. Các thành viên trẻ hơn có thể “lách luật” bằng cách ký các hợp đồng với nhà mạng trước khi tham gia vào các băng nhóm.

CÔNG NGHỆ / INTERNET

Facebook chuẩn bị kinh doanh tick xanh "sỉ và lẻ" nhưng người dùng mua để làm gì?

Tick xanh trên Facebook là ao ước với nhiều người vì chỉ khi sở hữu số lượng lớn người theo dõi và xác thực được giấy tờ tùy thân thì mới được Meta cung cấp. Thế nhưng, trong tương lai người dùng có thể mua tick xanh chỉ với gần 300,000 đồng/ tháng

Facebook bị lỗi, thông tin của người này lại xuất hiện trên trang cá nhân của người khác

Thông tin về các liên kết trang mạng xã hội của bản thân đều xuất hiện trên trang cá nhân của bạn bè khiến người dùng khó chịu.

TikTok nghiên cứu thu phí người dùng xem video

Trước viễn cảnh tăng trưởng người dùng tại Mỹ chậm lại, TikTok đang nghiên cứu các sáng kiến để thúc đẩy các nhà sáng tạo nội dung.

Sau Google, Alibaba "nhập cuộc" phát triển ứng dụng siêu trí tuệ AI, tất cả đều gặp phải hội chứng tâm lý FOMO?

Từ khi ChatGPT "xâm chiếm" thế giới, các nhà sản xuất công nghệ bắt đầu phát triển những ứng dụng, phần mềm dựa trên sự phát triển tiên tiến của trí tuệ nhân tạo AI. Thế nhưng, đã có nhà sản xuất phải gặp "trái đắng" khi cố tình chạy đua với trào lưu mới.

ChatGPT thật sự trở thành mối lo ngại với ngành giáo dục nhưng ở Việt Nam sẽ khác?

Từ khi siêu AI ChatGPT xuất hiện con người như đảo lộn với sự tiên tiến và sức mạnh mà công cụ này mang lại. Từ khả năng giải mã những thắc mắc khá chuẩn xác cho đến những cách xử lý giống như con người. Toàn cầu đang đối diện với nỗi lo khi ChatGPT phát triển nó sẽ đi kèm với những hệ lụy khó lường, đặc biệt là đối với nền giáo dục.