ĐỜI SỐNG

Những trường hợp nào bị từ chối làm căn cước công dân mới cho người tạm trú

Theo hướng dẫn của Bộ Công an, chỉ cần mang theo 1 loại giấy tờ (CMND, CCCD, sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh) là người tạm trú có thể làm CCCD gắn chip tại nơi đang ở, không cần quay về nơi có hộ khẩu. Nhưng thực tế không đơn giản...

Những trường hợp nào bị từ chối làm căn cước công dân mới cho người tạm trú
Tại TP.HCM, Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP.HCM (PC06) cũng hướng dẫn người tạm trú chỉ cần mang theo một trong các loại giấy tờ trên khi đi làm CCCD. Nhưng nhiều nơi yêu cầu phải có đủ cả CMND, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và giấy khai sinh... mới được giải quyết hồ sơ.
Những trường hợp bị từ chối
Người tạm trú tại TP.HCM đã có đăng ký thường trú (sổ hộ khẩu) ở tỉnh thành khác, nếu thông tin nhân thân của họ được thu thập sẵn sàng trong hệ thống dữ liệu thì sẽ thuận tiện khi họ làm CCCD ở nơi tạm trú. Nhưng thực tế không dễ dàng như vậy.
Sáng 5-5, tại điểm nhận hồ sơ làm CCCD cho người tạm trú tại trụ sở Công an quận 7 (TP.HCM), một cán bộ kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn ban đầu cho người dân, ai đầy đủ thì vào phòng trong để làm hồ sơ.
Anh T.V.Lợi (quê Mê Linh, Hà Nội) chỉ có cuốn sổ theo dõi người lưu trú, tạm trú có dán ảnh của anh, không có sổ tạm trú. Sổ do chủ hộ cho thuê nhà đứng tên. Cán bộ hướng dẫn anh Lợi quay về công an phường nơi tạm trú để thực hiện việc cấp sổ tạm trú rồi quay lại làm CCCD. 
"Tôi làm công nhân, ở trọ, muốn có sổ tạm trú phải được chủ nhà trọ đồng ý, đâu dễ có sổ. Sổ này cũng chứng minh tôi có tạm trú ở đây nhưng không được chấp nhận. Giờ dịch dã thế này, không lẽ phải quay về Hà Nội làm CCCD, như vậy khó khăn cho tôi quá..." - anh bày tỏ.
Đồng cảnh ngộ, anh Nguyễn Thanh Giang, quê Vĩnh Long, tạm trú ở đường Nguyễn Văn Quỳ (P. Phú Thuận, quận 7) đến Công an quận 7 vào sáng 1-5 để làm CCCD cũng bị từ chối do thiếu sổ tạm trú dù anh có đủ các giấy tờ khác. "Nếu chủ nhà không đồng ý, chúng tôi đành phải về Vĩnh Long để làm, như vậy có lẽ dễ dàng hơn...", anh Giang nói.
Sáng 3-5, chị T.T.K. Chung (quê Bình Định, tạm trú P. Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM) đến điểm tiếp nhận CCCD lưu động của Công an quận Tân Phú tại trụ sở ban điều hành khu phố 3 (P. Tây Thạnh). Cán bộ hướng dẫn kiểm tra thấy sổ tạm trú của chị có thời hạn sử dụng chỉ đến ngày 25-3-2021 nên đề nghị chị Chung quay về công an phường điều chỉnh, gia hạn thời hạn mới được làm CCCD.
Còn anh Võ Văn Khiêm (quê Quảng Nam, tạm trú P. Hiệp Thành, quận 12, TP.HCM) bị cán bộ hướng dẫn ở điểm tiếp nhận làm CCCD tại phường từ chối nhận chỉ vì thiếu giấy khai sinh. 
"Giấy khai sinh ở quê tôi chưa mang vô, trong khi các giấy tờ khác của tôi có đầy đủ thông tin lại không được chấp nhận..." - anh Khiêm nói về trường hợp của mình.
"Đơn vị nào sai thì chịu trách nhiệm"
Trao đổi qua điện thoại với Tuổi Trẻ về việc yêu cầu người dân phải có sổ tạm trú khi làm CCCD, đại tá Phạm Công Nguyên - cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) - giải thích: trình tự thủ tục đã được Bộ Công an hướng dẫn rất kỹ đối với các địa phương. 
Để xác minh công dân có tạm trú trên địa bàn hay không thì phải có tài liệu do cơ quan chức năng cấp để chứng minh. Ví dụ, người tạm trú phải đăng ký tạm trú với cơ quan quản lý cư trú, khi cung cấp dữ liệu cho cán bộ làm CCCD thì mới căn cứ vào đó để nhập dữ liệu vào hệ thống.
Theo đại tá Công Nguyên, người dân cần mang theo đầy đủ giấy tờ để giúp cho công tác xác minh thuận lợi, đỡ mất thời gian cho cả quá trình xác minh dữ liệu sau này. Có trường hợp sổ hộ khẩu không ghi ngày tháng sinh hoặc ngày tháng không chính xác thì cần có giấy khai sinh đối chiếu.
Công tác thu thập, đối chiếu, xác minh thông tin dữ liệu là rất quan trọng nhằm bảo đảm dữ liệu đúng, đủ, sạch để phục vụ cấp mã định danh và cơ sở dữ liệu dân cư. "Tình trạng người dân mang đầy đủ các loại giấy tờ khác, chỉ thiếu sổ tạm trú hoặc giấy khai sinh... nhưng cán bộ tiếp nhận vẫn không tiếp nhận như p.h.ả.n á..n.h.., tôi sẽ cho kiểm tra lại..." - đại tá Công Nguyên nói.
Tiếp nhận p.h.ả.n á.n.h Tuổi Trẻ về tình trạng trên, thượng tá Huỳnh Thị Thu Trang - phó trưởng phòng PC06, Công an TP.HCM - cho hay: "PC06 đã triển khai hướng dẫn rõ ràng về thủ tục, đơn vị nào làm sai thì chịu trách nhiệm".
Hà Nội: người ngoại tỉnh cần chuẩn bị gì?
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại tá Nguyễn Hồng Ky - phó giám đốc Công an TP Hà Nội - cho biết giai đoạn đầu thành phố dự kiến sẽ triển khai làm CCCD gắn chip cho người dân tới hết ngày 1-7 và sau đó sẽ có những phương án tiếp theo.
"Đối với các công dân tạm trú ngoại tỉnh, vì hiện nay chúng tôi chưa kết nối được với hệ thống nên người tạm trú cần mang theo hộ khẩu, các giấy tờ chứng thực về nhân thân của họ, nếu đủ điều kiện mới được tiến hành làm CCCD mới tại Hà Nội.
Những người dân tạm trú ở Hà Nội khi làm CCCD gắn chip tại thủ đô phải mang theo một số giấy tờ cần thiết như sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, chứng minh nhân dân để công an địa bàn xác thực nhân thân" - đại tá Ky nói.
Theo ông Ky, nhiều người ngoại tỉnh chưa có thông tin đầy đủ tên trên dữ liệu dân cư quốc gia nên công an phải yêu cầu các giấy tờ rườm rà hơn so với những công dân thường trú.
"Chúng tôi chưa có đủ dữ liệu thông tin người ngoại tỉnh. Sau 1-7, hệ thống dữ liệu về dân cư quốc gia mới đưa vào hoạt động. Công an Hà Nội kiểm tra kỹ nhân thân của người tạm trú khi tiếp nhận hồ sơ làm CCCD của họ nên bắt buộc phải mang theo các thủ tục giấy tờ cần thiết".
Theo lãnh đạo Công an Hà Nội, dự kiến từ ngày 1-7, khi dữ liệu dân cư quốc gia đi vào hoạt động và thu thập đầy đủ thông tin của công dân, người dân có thể làm CCCD gắn chip tại bất cứ địa phương nào mà không cần phải mang theo sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, tạm vắng. Thời điểm đó, toàn bộ thông tin cá nhân của người dân đã được cập nhật đầy đủ trên hệ thống dữ liệu, công dân chỉ cần mang theo chứng minh nhân dân hoặc CCCD cũ. 

ĐỜI SỐNG

Ginô Tống - Kim Chi vỡ òa cảm xúc chào đón cặp song sinh đầu lòng: "Quả ngọt" sau hành trình 7 năm yêu nhau

Nữ diễn viên gốc Bến Tre vừa hạ sinh một trai, một gái trong niềm sung sướng vỡ òa của gia đình.

Lễ hội Sống khỏe 2024 tại TP.HCM kỳ vọng đón 10.000 khách dịp 30/4 - 1/5

Lễ hội Sống khỏe năm 2024 được thiết kế theo mô hình “Lễ hội văn hóa”, tích hợp đa yếu tố “5 trong 1”, sở hữu nhiều hoạt động trong khuôn khổ các lĩnh vực: Y tế, văn hóa, thể thao, du lịch và giải trí.

Kim Chi khoe nhan sắc trước ngày vượt cạn, thần thái thế nào mà các mẹ bỉm thi nhau "xin vía"?

Bà xã Ginô Tống tung bộ ảnh ghi lại những khoảnh khắc đẹp trong tháng cuối thai kỳ, tiết lộ "đủ duyên" sẽ quay lại với showbiz.

Phát hiện một làng chài yên bình tại Bình Thuận: Cảnh thiên nhiên thơ mộng, ngắm hoàng hôn cực chill 

Làng chài Hồ Lân đang “leo top trending", trở thành địa điểm đáng trải nghiệm tại Bình Thuận khi sở hữu vẻ đẹp hoang sơ cùng biển xanh, cát trắng mang đến sự riêng tư, thoải mái cho khách du lịch.

Trầm trồ với đám cưới đặc biệt của thiên kim gia tộc có nếp sống thiền bí ẩn tại Việt Nam

Lễ Hằng Thuận đặc biệt của con gái gia tộc có nếp sống thiền bí ẩn nhất Việt Nam nhận nhiều sự quan tâm với những điểm độc đáo, chưa từng có trong các lễ Hằng Thuận khác.