ĐỜI SỐNG

Chia nhau gói mì giữa thời giãn cách, đời công nhân cố nuốt để qua ngày

Nhiều công nhân tại Hà Nội đang bị 'mắc kẹt' khi TP áp dụng lệnh giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng. Họ phải san sẻ cùng nhau từng gói mì, bát cơm, sinh hoạt trong không gian chật hẹp, ẩm thấp để đi qua đại dịch.

Chia nhau gói mì giữa thời giãn cách, đời công nhân cố nuốt để qua ngày
Thời gian giãn cách xã hội kéo dài do tình hình dịch bệnh phức tạp khiến nhiều công nhân "mắc kẹt" trong các công trình, lán trại xây dựng tại Hà Nội. Nhiều người phải ăn mì gói, giảm bữa cầm cự từng ngày để bám trụ tại thủ đô trong thời gian mất việc.
Mắc kẹt ở Hà Nội
Ở căn nhà nằm tại số 15 Hàng Buồm (Hoàn Kiếm), một nhóm công nhân gồm 10 người dân tộc Thái ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên đang bám trụ tại đây gần 1 tháng nay.
Chia nhau gói mì giữa thời giãn cách, đời công nhân cố nuốt để qua ngày
Họ là công nhân xây dựng, được thuê sửa căn nhà trên, tuy nhiên Hà Nội áp dụng chỉ thị 16, công trình đóng cửa, họ bị kẹt lại đây. "Mình mắc lại tại đây cũng rất sốt ruột, bởi gia đình rất khó khăn, ở nhà có 2 con còn nhỏ, nhờ ông bà trông con, trông nhà cho để xuống Hà Nội làm việc. Nay mắc kẹt giữa Hà Nội như thế này, đi làm cũng không thể được, về quê cũng không xong", chị Lò Thị Bống, 1 trong 10 công nhân, chia sẻ.
Chia nhau gói mì giữa thời giãn cách, đời công nhân cố nuốt để qua ngày
Chị Bống cho biết gần 1 tháng kể từ khi Hà Nội giãn cách xã hội, hôm nào có đoàn từ thiện cho gạo, thức ăn thì hôm đó có cơm để ăn, những ngày còn lại mọi người phải san sẻ nhau từng gói mì để cầm cự qua ngày.
"Tôi chỉ mong dịch COVID-19 mau hết để làm được nhiều tiền, gửi về cho ông bà, con cái vui. Vì cũng sắp vào năm học mới rồi, 2 đứa con cũng háo hức và mong mẹ mua cho vài bộ quần áo mới để đến trường", chị Bống nói.
Chia nhau gói mì giữa thời giãn cách, đời công nhân cố nuốt để qua ngày
Sau khung cửa, chị Diệu Nhung (42 tuổi) đang cặm cụi sửa đồ cho khách. Chị bảo: “Mình thì sao cũng được nhưng con đang tuổi ăn học, nên kiếm thêm đồng nào hay đồng đó. Thằng lớn năm sau là cuối cấp rồi”
Từ khi chị vào khu trọ này, cậu con trai đầu lòng vẫn chưa ra đời, vậy mà giờ đã vào lớp 11. Lúc có thêm một bé gái nữa cũng là lúc chị đơn thân gồng gánh nuôi con. Gần 18 năm thanh xuân ở đây, gắn bó với nghề may, buồn vui có đủ.
Nhưng đợt dịch này, chị bảo vui vì được gần con, nhưng thực ra lo nhiều lắm. Lo nhất là mấy đứa nhỏ ăn uống sơ sài, có gì ăn đó, thiếu chất dinh dưỡng. Cũng may hôm nay được NutiFood tặng sữa cho con nên chị cũng thấy nhẹ nhõm phần nào.
Anh Lò Viết Niêm (huyện Mường Ảng, Điện Biên) - cùng nhóm 10 công nhân trên - cho biết những người đang ở tại đây đều là anh em họ hàng, vì ở quê hoàn cảnh quá khó khăn nên rủ nhau xuống Hà Nội làm, nhưng không ngờ vừa xuống được hơn 1 tuần thì lại phải nghỉ làm, cuộc sống đã khó khăn nay lại càng khó hơn.
Chia nhau gói mì giữa thời giãn cách, đời công nhân cố nuốt để qua ngày
Chia nhau gói mì giữa thời giãn cách, đời công nhân cố nuốt để qua ngày
Chia nhau gói mì giữa thời giãn cách, đời công nhân cố nuốt để qua ngày
Chia nhau gói mì giữa thời giãn cách, đời công nhân cố nuốt để qua ngày
"Ở quê cũng khó khăn, giờ ở đây không có việc nên không có tiền gửi về cho gia đình. Lúc mới xuống Hà Nội, tôi phải vay mượn tiền xe cộ, ăn uống cho tháng đầu tiên đi làm chưa được nhận lương, nhưng mới làm được 10 ngày thì phải nghỉ, hiện không còn dư đồng nào", anh Niêm ngậm ngùi.
Anh Niêm cho biết thêm, mong mỏi lớn nhất của anh là TP mau chóng kiểm soát tốt dịch bệnh, để mọi người được cùng nhau đi làm, có thu nhập trang trải cuộc sống.
Nhiều người cùng nhau chia căn phòng hơn 50m2
Chia nhau gói mì giữa thời giãn cách, đời công nhân cố nuốt để qua ngày
Tại phường Dương Nội (Hà Đông), có nhiều nhóm lao động tự do đang ở cùng nhau trong những phòng thuê hoặc những chòi tạm chật hẹp. Họ chủ yếu là công nhân xây dựng người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc bị kẹt lại tại thủ đô trong đại dịch.
Họ đang làm cho một công trình xây dựng gần đó. Khi Hà Nội giãn cách, họ không thể về quê, không có việc làm, ngày qua ngày cuộc sống của họ gắn chặt với căn phòng này.
Chia nhau gói mì giữa thời giãn cách, đời công nhân cố nuốt để qua ngày
Anh Phạm Hữu Đăng (quê Thái Bình) cho biết từ ngày giãn cách, những người ở đây không có đồng lương, không có công ăn việc làm, lại phải ở trong không gian rất chật hẹp, nóng bức và bí bách.
"Mọi người phải trải chiếu nằm dưới đất, không có không gian đi lại, rất chật hẹp. Khó khăn nhất đối với tôi, đặc biệt là những anh em vùng cao, là không có thu nhập để gửi về cho gia đình. Suốt ngày chỉ quanh quẩn trong phòng, không biết bao giờ mới hết giãn cách để chúng tôi còn được đi làm", anh Đăng nói.
Chia nhau gói mì giữa thời giãn cách, đời công nhân cố nuốt để qua ngày
"Chúng tôi rất mong muốn có sự hỗ trợ anh em công nhân một phần nào về kinh tế để còn gửi về cho gia đình để mọi người ở quê có tiền trang trải cho con em học hành, ăn uống. Vì anh em trên vùng cao rất khổ, đi xuống đây chỉ mong có đồng lương để gửi về cho gia đình", anh mong mỏi.
Chia nhau gói mì giữa thời giãn cách, đời công nhân cố nuốt để qua ngày
Chia nhau gói mì giữa thời giãn cách, đời công nhân cố nuốt để qua ngày
Khui thùng sữa vừa được tặng cho cháu, bà Nguyễn Thị Thanh phấn khởi vì đứa cháu nhỏ của bà nay có thêm sữa. Bà từ quê vào đây trông cháu để vợ chồng con trai yên tâm đi làm. Vậy mà đợt dịch COVID-19 này, con trai thất nghiệp, con dâu làm công nhân may cũng giảm phần lớn thu nhập. Thành ra, bà vô tình thành “gánh nặng”. Mọi chi tiêu đều phải tằn tiện hết mức có thể. Mẹ nào mà chẳng mong con mình ổn định nên giờ bà chỉ ước sao dịch qua nhanh, để bà trông cháu cho con trai đi làm.
Nặng lòng là vậy nhưng bà con xóm trọ May vẫn cảm thấy may mắn bởi họ vẫn nhận được sự sẻ chia của nhiều mạnh thường quân. Có lần được phát cơm trưa miễn phí, cũng có lần được tặng thùng mì, bao gạo. Những chai sữa đủ chất không chỉ là món quà thiết thực mà còn là cái tâm từ những chuyên gia dinh dưỡng, giúp các cháu nhỏ tăng cường sức khỏe và sức đề kháng trong mùa dịch.
“Không ai bị bỏ lại phía sau” – Đó là tinh thần đầy nhân văn của chính phủ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Nhiều mạnh thường quân giàu lẫn nghèo đều hưởng ứng tích cực trong những tháng vừa qua với nhiều hoạt động thiết thực như hỗ trợ chi phí, tặng sản phẩm dinh dưỡng nhằm tăng cường dưỡng chất, sức đề kháng, miễn dịch cho các y bác sĩ bệnh viện tuyến đầu, các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại khu cách ly và canh giữ biên giới.
Có lẽ, sau này khi dịch qua đi, thứ còn lại duy nhất chính là nụ cười và tình người.
Chiều 17-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện lãnh đạo UBND phường Dương Nội thông tin sau sau khi báo chí phản ánh, phường đã nắm bắt được tình hình và xác minh được hoàn cảnh 22 người mắc kẹt tại đây là đúng sự thật, sau đó phường đã có những hỗ trợ kịp thời để hỗ trợ những người lao động kể trên.
"Phường đã qua tặng các công nhân trên 110 kg gạo, khẩu trang, trứng, rau củ quả, muối và một số đoàn từ thiện đã qua hỗ trợ. Hiện nay những người lao động trên đang được chủ thầu nuôi ăn trong thời gian mắc lại tại Hà Nội vì dịch COVID-19", vị lãnh đạo trên cho hay.
Qua tìm hiểu, hiện nay nhóm lao động trên cũng đã được chủ nhận sửa chữa của công trình trên nuôi ăn ngày 2 bữa, hiện nay cái khó khăn nhất của họ là không được đi làm, không có tiền gửi về gia đình. Chúng tôi cũng đã động viên và giải thích với những lao động trên vì thực hiện chỉ thị 16, phải giãn cách nên mọi người cố gắng động viên, bảo ban nhau qua khó khăn”, ông Bằng nói.

ĐỜI SỐNG

CIIN ôm 2 đề cử TikTok Awards Việt Nam 2024: "Tôi không hơn thua nhưng vẫn thích fan bình chọn"

CIIN cùng với Lê Bống là 2 Nhà sáng tạo nội dung nữ góp mặt trong 2 đề cử giải thưởng của TikTok Awards Việt Nam 2024.

Vĩnh Thích Ăn Ngon: "Tranh giải TikTok Awards, điều vui nhất với tôi là được công nhận"

Vĩnh Thích Ăn Ngon tranh giải LifeStyle Content Creator Of The Year tại TikTok Awards Việt Nam 2024 cùng Đình Phát Make Up, Hoàng Minh Ngọc, EmLy Review, Lê Pa Da và Sammy.

Gon Pink “quay lại không ngại” chiếm sóng livestream, kết hợp cùng đàn chị 8x

Vừa sinh con được hơn 1 tháng nhưng “nữ hoàng content” Gon Pink đã “comeback” với phiên livestream kéo dài 8 tiếng.

Cố vấn nha khoa thẩm mỹ của Miss Cosmo 2024 chia sẻ bí quyết chăm sóc răng miệng cùng dàn thí sinh

Đồng hành cùng các thí sinh Miss Cosmo 2024 từ những ngày đầu tiên, Bác sĩ Trần Lan Anh đã gây ấn tượng với profile “siêu khủng” của mình.

Bất ngờ với profile người phụ nữ chăm sóc sức khỏe, nhan sắc của 58 thí sinh "Miss Cosmo 2024"

"Miss Cosmo 2024" với sự góp mặt của các người đẹp đến từ hơn 70 quốc gia và đồng hành cùng cuộc thi trong vai trò healthcare director là bác sĩ Bích Na.