- Hà Nội đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.5 của chủng Omicron tại cộng đồng. BA.5 được đánh giá có khả năng lây nhiễm nhanh hơn BA.1 và BA.2.
Ghi nhận BA.5 cộng đồng: Hà Nội giám sát chặt Covid-19
Giai đoạn cuối tháng 6 đến nay, số F0 ghi nhận theo ngày tại Hà Nội có dấu hiệu gia tăng. Từ mức trên dưới 200 ca/ngày đến ngày 5/7 Thủ đô đã ghi nhận 347 F0 mới. Đây cũng là ngày F0 mới trên cả nước tăng vọt lên 989 ca (hơn ngày trước đó 304 ca). Trên thực tế, nhiều tuần qua, Hà Nội cũng thường xuyên đứng đầu cả nước về ca Covid-19 ghi nhận mới hàng ngày.
Đáng chú ý, theo thông báo của Bệnh viện Bạch Mai, Thủ đô đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.5 của chủng Omicron tại cộng đồng. BA.5 được đánh giá có khả năng lây nhiễm nhanh hơn BA.1 và BA.2.
Trước tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn có dấu hiệu diễn biến phức tạp, Sở Y tế Hà Nội đã có Công văn số 3015/SYT-NVY về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Để tăng cường công tác giám sát, dự báo, triển khai các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu:
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác giám sát ca bệnh, virus.
Bên cạnh đó, CDC Hà Nội cùng xây dựng, phối hợp với Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã và các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố triển khai hoạt động giám sát trọng điểm Covid-19. CDC Hà Nội cũng được yêu cầu hướng dẫn chuyên môn cho các quận, huyện, thị xã thực hiện lấy mẫu dịch tỵ hầu đối với các trường hợp có xét nghiệm test nhanh kháng nguyên dương tính với SARS-CoV-2 và tiếp nhận, lựa chọn giám sát giải trình tự gen.
Đồng thời, đôn đốc thực hiện tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho người dân thuộc đối tượng tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế; đặc biệt đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, mũi nhắc lại lần một (mũi 3) cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi và mũi nhắc lại lần một và lần 2 (mũi 3, mũi 4) cho người từ 18 tuổi trở lên.
"Các bệnh viện cần rà soát, sẵn sàng các điều kiện thu dung, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, đặc biệt là các bệnh nhân thuộc tầng 2, tầng 3", Sở Y tế Hà Nội nêu rõ.
Covid-19 "âm thầm" leo thang: Tuyệt đối không chủ quan
Hiện trên thế giới, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia. Việt Nam vẫn tiếp tục ghi nhận các biến chủng mới và nguy cơ bùng phát dịch trở lại là hiện hữu.
Các số liệu thống kê cũng như ghi nhận thực tế tại các cơ sở điều trị tại cho thấy, Covid-19 đang âm thầm leo thang.
Để bảo vệ bản thân cũng như ngăn nguy cơ "dịch chồng dịch", các chuyên gia khuyến cáo mỗi người dân nên tiếp tục duy trì những giải pháp tối thiểu như V2K (tiêm vaccine, khử khuẩn, mang khẩu trang) mà Bộ Y tế vừa công bố thay cho biện pháp 5K như trước đây.
PGS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ, các nghiên cứu tại Mỹ, Anh hay Israel cho thấy, việc tiêm vaccine nhắc lại mũi 4 đặc biệt có lợi cho người già, có bệnh nền, nguy cơ cao vì làm giảm nguy cơ nặng và tử vong. Ở người trẻ, tiêm thêm vaccine sẽ giúp kháng thể bền vững, khiến nguy cơ nhiễm bệnh ít đi. Và khi không nhiễm bệnh sẽ loại trừ được các tình trạng của hậu Covid-19.
Do đó, người dân nên đảm bảo tiêm chủng đủ mũi nhắc lại, theo kế hoạch tiêm chủng của địa phương. Việc tiêm mũi nhắc lại đặc biệt quan trọng với những người thuộc diện nguy cơ chuyển biến nặng cao khi mắc Covid-19 như người già, người có bệnh nền…
Triển lãm "Sáng đạo trong đời" quy tụ 51 tác phẩm độc đáo của 12 nghệ sĩ tài hoa trong lĩnh vực hội họa, mở ra một không gian nghệ thuật lan toả truyền thống văn hóa và ý nghĩa của Phật giáo.
WITH Project đã tổ chức thành công AFTERGLOW - sự kiện đầu tiên của mùa hoạt động thứ 5 - với bốn hoạt động chính bao gồm: Hoạt động Tư vấn, Triển lãm Tương tác, WITHSchool Game và Hoạt động Thủ công: Làm đồ DIY mở rộng.
Lễ hội Sống khỏe năm 2024 được thiết kế theo mô hình “Lễ hội văn hóa”, tích hợp đa yếu tố “5 trong 1”, sở hữu nhiều hoạt động trong khuôn khổ các lĩnh vực: Y tế, văn hóa, thể thao, du lịch và giải trí.