Từ nhiều năm nay, nhắc đến ông Musa Hasahya, người dân khu vực Butaleja (Uganda) không ai là không biết.
Ông nổi tiếng vì có 12 người vợ, 102 người con và 576 đứa cháu. Đứa con nhỏ nhất của ông mới 6 tuổi, 35 người con trai đã lập gia đình và sinh con.
Gia đình đông người sống chen chúc trong một khu nhà cũ kỹ như trại tị nạn. Có nhiều vợ, con sẽ kéo theo hệ lụy về cơm áo gạo tiền, các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Trong bối cảnh, kinh tế eo hẹp, sản lượng lương thực làm ra ngày càng giảm, ông Musa không khỏi đau đầu.
Trong nhà, ông ngăn không gian riêng cho từng bà vợ. Mỗi người có một khu bếp để nấu nướng cho các con.
Ông Musa Hasahya bỏ học năm 16 tuổi rồi kết hôn với người vợ đầu tiên là Hanifa Hasahya hồi năm 1971. Năm 1973, hai vợ chồng ông đón con gái đầu lòng.
"Tôi kiếm được tiền nên quyết định mở rộng gia đình bằng cách kết hôn với nhiều phụ nữ. Mỗi người trong số họ đều được cung cấp cày cuốc để làm đất và có lương thực đủ để nuôi gia đình", Musa kể.
Ngoài đất đai do người cha đã quá cố để lại, Musa còn mua thêm bất động sản. Hiện nay, diện tích đất đai mà người đàn ông này đang sở hữu là hơn 600m2.
Nhờ có đất đai trong tay, ông và các bà vợ cùng sản xuất nông nghiệp để lo đủ lương thực cho gia đình đông người.
Hanifa Hasahya - người vợ đầu tiên của Musa nhận xét, chồng cô là người đáng yêu, luôn quan tâm đến mong muốn của các bà vợ. Ông Musa không đánh đập hay chế giễu vợ như nhiều người chồng khác.
"Anh ấy có trái tim biết lắng nghe, không bao giờ đưa ra quyết định một cách vội vàng mà sẽ lắng nghe ý kiến của mọi người. Chồng luôn đối xử bình đẳng với chúng tôi", Hanifa chia sẻ về chồng.
Nói về người cha của mình, cô con gái lớn nhận xét, cha cô là người hiểu biết, yêu thương vợ con, không có sự phân biệt trong đối xử.
Những cuộc họp để lắng nghe vợ, con
Mỗi tháng một lần, ông Musa tổ chức cuộc họp gia đình vào cuối tháng. Những cuộc họp như vậy không chỉ giúp cả nhà quây quần mà ông Musa còn lắng nghe được những tâm tư của vợ và các con, đồng thời đưa ra những lời dạy bảo, khuyên răn bổ ích.
Mặc dù là người có nhiều đất đai, nhưng ông Musa không giao bất động sản cho các con trai. Bởi, ông sợ rằng một ngày nào đó chúng sẽ bán đi để lấy tiền. Ông luôn tâm niệm dạy các con phải chăm chỉ làm ăn để mua được đất đai của riêng mình.
Đại diện chính quyền địa phương cho hay, gia đình ông Musa đông người nhưng là hộ có những đứa trẻ được dạy dỗ tốt nhất làng. Các thành viên trong gia đình ông không đánh nhau, trộm cắp và hút thuốc.
"Người đàn ông này cứng rắn, nghiêm khắc và kỷ luật. Ông ấy không chấp nhận bất kỳ hành vi sai trái nào trong gia đình", vị đại diện này nói.
Đến thời điểm hiện tại, ông Musa không còn nghĩ đến chuyện có con với các bà vợ vì kinh tế gia đình có hạn. Ông khuyên các bà vợ còn đang trong tuổi sinh đẻ nên thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
Uganda là quốc gia vẫn cho phép đa thê - có nghĩa đàn ông có thể lấy nhiều vợ. Hồi năm 2018, một đơn kiến nghị tuyên bố đa thê là vi hiến đã bị một hội đồng thẩm phán ở Uganda bác bỏ. Cho đến nay, đa thê vẫn tồn tại ở quốc gia châu Phi này.
Triển lãm "Sáng đạo trong đời" quy tụ 51 tác phẩm độc đáo của 12 nghệ sĩ tài hoa trong lĩnh vực hội họa, mở ra một không gian nghệ thuật lan toả truyền thống văn hóa và ý nghĩa của Phật giáo.
WITH Project đã tổ chức thành công AFTERGLOW - sự kiện đầu tiên của mùa hoạt động thứ 5 - với bốn hoạt động chính bao gồm: Hoạt động Tư vấn, Triển lãm Tương tác, WITHSchool Game và Hoạt động Thủ công: Làm đồ DIY mở rộng.
Lễ hội Sống khỏe năm 2024 được thiết kế theo mô hình “Lễ hội văn hóa”, tích hợp đa yếu tố “5 trong 1”, sở hữu nhiều hoạt động trong khuôn khổ các lĩnh vực: Y tế, văn hóa, thể thao, du lịch và giải trí.