ĐỜI SỐNG

Virus đột biến ở Ấn Độ là nguyên nhân gây ra "làn sóng" thảm hoạ, thi thể chồng nhau ngay trên vỉa hè

Không chỉ từ các hoạt động lễ hội, tụ tập đông người siêu lây nhiễm, Ấn Độ còn xuất hiện nhiều biến chủng virus gây ra thảm hoạ Covid-19 toàn cầu.

Virus đột biến ở Ấn Độ là nguyên nhân gây ra "làn sóng" thảm hoạ, thi thể chồng nhau ngay trên vỉa hè
Ngày 27/4, thi thể các người không qua khỏi Covid-19 vẫn nằm chất chồng trong các giàn hỏa táng xếp chật kín vỉa hè và bãi giữa xe ở New Delhi, giữa cơn sóng thần dịch bệnh đang hoành hành tại Ấn Độ.
Virus đột biến ở Ấn Độ là nguyên nhân gây ra làn sóng thảm hoạ, thi thể chồng nhau ngay trên vỉa hè
"Mọi người đang c.h.ế.t, c.h.ế.t và c.h.ế.t" - đó là tiếng kêu ai oán của ông Jintender Stingh Shanty, người đang phải xử lý hơn 100 đám hỏa mỗi ngày ở phía Đông thành phố. 
"Nếu có thêm người c.h.ế.t, chúng tôi sẽ phải thiêu ngay giữa đường. Ở đây kín chỗ rồi. Tôi thực sự chưa bao giờ nghĩ mình phải chứng kiến cảnh tượng khủng khiếp này".
Dịch bệnh Covid-19 ở Ấn Độ ngày càng trở nên nghiêm trọng và số trường hợp được xác nhận chỉ trong một ngày đã tiếp tục vượt quá 300.000 người.
Khi tổng hợp những lý do khiến dịch bệnh ở Ấn Độ trở nên tồi tệ hơn, thế giới bên ngoài không chỉ đề cập đến việc chính phủ Ấn Độ kiểm soát không hiệu quả đối với việc tụ tập đông người, mà còn đề cập đến loại virus đột biến tại nước này.
Tờ Financial Express của Ấn Độ ngày 26/4 cho biết, ngoài virus đột biến kép gây ra đợt bùng phát hiện nay ở Ấn Độ, còn có virus đột biến ba ở nhiều vùng của Ấn Độ.
Thế giới lo lắng rằng nếu dịch bệnh ở Ấn Độ không được kiểm soát, sẽ có thêm nhiều loại virus đột biến?
Virus đột biến ở Ấn Độ là nguyên nhân gây ra làn sóng thảm hoạ, thi thể chồng nhau ngay trên vỉa hè
"Làn sóng dịch bệnh này cực kỳ nguy hiểm, cực dễ lây nhiễm, trong khi các bệnh viện đều quá tải" - trích lời Thủ hiến Delhi Arvind Kejriwal.
Bất chấp việc là "công xưởng thuốc của thế giới" với niềm tự hào là nhà sản xuất vaccine chiếm tới 60% toàn cầu, Ấn Độ vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu thuốc kháng virus, ngay cả là remdesivir. Các bác sĩ cho biết, dù loại thuốc này không phải quá quan trọng trong điều trị Covid (vì đang trong giai đoạn thử nghiệm), nhưng họ vẫn phải kê đơn vì chẳng còn lựa chọn nào khác.
"Ngay cả những người bình thường có thể sống, nay cũng sẽ c.h.ế.t." - Vinod Kumar, người đàn ông đang kiệt quệ xếp hàng xin thuốc than thở.
Virus đột biến ở Ấn Độ là nguyên nhân gây ra làn sóng thảm hoạ, thi thể chồng nhau ngay trên vỉa hè
Khi dịch bệnh vượt quá tầm kiểm soát, sự mệt mỏi và phẫn uất sẽ gia tăng. Một người thân của nạn nhân qua đời vì Covid-19, do quá đau lòng đã dùng dao tấn công các nhân viên tại một bệnh viện ở New Delhi, khiến ít nhất 1 người bị thương. Đoạn video ghi lại sự việc đã lan truyền rất nhanh trên mạng xã hội. Tòa án Tối cao Delhi sau đó đã yêu cầu chính quyền địa phương phải tăng cường an ninh cho các bệnh viện.
Theo báo cáo, chủng biến thể B.1.617 được phát hiện ở Ấn Độ vào tháng 10/2020 chiếm hơn 70% các trường hợp được xác nhận mới ở Ấn Độ và đã lan rộng ra hơn 20 quốc gia. Nó mang hai loại đột biến cùng một lúc, có thể dễ lây lan và gây bệnh mạnh hơn. Điều đáng lo ngại hơn nữa là hiện nay đang có loại virus đột biến ba.
Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành nhìn chung cho rằng virus đột biến không phải là nguyên nhân chính gây ra dịch bệnh ngoài tầm kiểm soát ở Ấn Độ.
Giáo sư Dương Chiêm Thu thuộc Viện Virus học của Trường Y Đại học Vũ Hán (TQ) nói với phóng viên Thời báo Hoàn cầu vào ngày 27 rằng, trừ khi có thể chứng minh rằng sự gia tăng dịch bệnh ở các vùng khác nhau của Ấn Độ là do cùng một loại virus đột biến gây ra, và sự lây truyền và khả năng gây bệnh của virus đột biến rất cao, thì chúng ta mới có thể rút ra kết luận này.
Virus đột biến ở Ấn Độ là nguyên nhân gây ra làn sóng thảm hoạ, thi thể chồng nhau ngay trên vỉa hè
Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bằng chứng đầy đủ để chứng minh điều này.
Ông Phùng Tử Kiến, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cũng cho biết trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, mối quan hệ cụ thể giữa virus đột biến và dịch bệnh ở Ấn Độ là gì, và mức độ ảnh hưởng ra sao vẫn đang được đánh giá.
Giáo sư Trương Văn Hồng, giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm về các bệnh truyền nhiễm và ứng phó khẩn cấp về an toàn sinh học của Thượng Hải, cũng cho rằng đột biến kép trong các chủng virus lưu hành ở Ấn Độ không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vượt quá tầm kiểm soát của dịch bệnh.
Nhưng ông Dương Chiêm Thu cảnh báo rằng sau khi virus đột biến, khả năng các vắc xin hiện có sẽ mất tác dụng hoặc suy yếu cũng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Ông cho biết, hiện tại virus đột biến của Ấn Độ có đột biến ở nhiều vị trí, nếu phạm vi biến đổi của virus đột biến nhỏ thì sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả vắc xin trong thời điểm hiện tại, nhưng theo thời gian phát triển, nếu virus đột biến có biến thể phạm vi xuất hiện lớn, ngay cả khi nó phát triển thành một phân nhóm virus mới, thì vắc xin hiện có có thể không hiệu quả.
Ông cho biết, vắc xin Covid-19 sản xuất trong nước hiện đang được sử dụng ở Trung Quốc chủ yếu là vắc xin bất hoạt truyền thống. Để đối phó hiệu quả hơn với tình hình dịch bệnh toàn cầu hiện nay, chúng ta cần phải thực hiện vắc xin tái tổ hợp hoặc kỹ thuật gen cho các loại virus hoặc virus đột biến ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
Nghiên cứu vắc xin, giống như nguyên tắc xếp gỗ, cho phép vắc xin của chúng ta đối phó với các loại virus tổ hợp khác nhau.
Ngay cả từ quan điểm ngăn chặn nhiều virus đột biến xuất hiện, việc dập tắt dịch bệnh ở Ấn Độ càng sớm càng tốt cũng đang được toàn cầu quan tâm.
Việc cắt đứt đường lây truyền và cách ly là quan trọng nhất
Ông Dương Chiêm Thu cho rằng, đối với Ấn Độ, nhiệm vụ cấp bách nhất là cắt đứt đường truyền giữa người với người và thực hiện các biện pháp cách ly, cô lập. Ông cho rằng tình hình hiện tại Ấn Độ phải tập trung sức lực của cả nước để giải quyết, nếu Ấn Độ không làm được thì tất cả các nước nên cung cấp cho Ấn Độ sự trợ giúp vật chất mạnh mẽ.
Ông Dương cũng cho rằng nếu dịch bệnh ở Ấn Độ tiếp tục thì khả năng lây lan sang Trung Quốc cũng có, nhưng "Trung Quốc không thể có dịch bệnh tương tự như ở Ấn Độ" vì Trung Quốc có các biện pháp quản lý và giám sát tốt.

ĐỜI SỐNG

Mỹ nhân Việt gây chú ý khi “đọ sắc” cùng Hoa hậu chuyển giới Thái Lan - Yoshi

Khoảnh khắc Chanh Thư gặp gỡ "thần tiên tỷ tỷ" Yoshi và nam diễn viên Siraphop Manithikhun khiến fan không khỏi trầm trồ.

Ginô Tống - Kim Chi vỡ òa cảm xúc chào đón cặp song sinh đầu lòng: "Quả ngọt" sau hành trình 7 năm yêu nhau

Nữ diễn viên gốc Bến Tre vừa hạ sinh một trai, một gái trong niềm sung sướng vỡ òa của gia đình.

Lễ hội Sống khỏe 2024 tại TP.HCM kỳ vọng đón 10.000 khách dịp 30/4 - 1/5

Lễ hội Sống khỏe năm 2024 được thiết kế theo mô hình “Lễ hội văn hóa”, tích hợp đa yếu tố “5 trong 1”, sở hữu nhiều hoạt động trong khuôn khổ các lĩnh vực: Y tế, văn hóa, thể thao, du lịch và giải trí.

Kim Chi khoe nhan sắc trước ngày vượt cạn, thần thái thế nào mà các mẹ bỉm thi nhau "xin vía"?

Bà xã Ginô Tống tung bộ ảnh ghi lại những khoảnh khắc đẹp trong tháng cuối thai kỳ, tiết lộ "đủ duyên" sẽ quay lại với showbiz.

Phát hiện một làng chài yên bình tại Bình Thuận: Cảnh thiên nhiên thơ mộng, ngắm hoàng hôn cực chill 

Làng chài Hồ Lân đang “leo top trending", trở thành địa điểm đáng trải nghiệm tại Bình Thuận khi sở hữu vẻ đẹp hoang sơ cùng biển xanh, cát trắng mang đến sự riêng tư, thoải mái cho khách du lịch.