Tưởng niệm hơn 2 vạn đồng bào qua đời vì Covid-19: Nguyện cầu giản đơn của bé gái mất 6 người thân
Theo dõi MoliStar.com trên
Chuẩn bị cho buổi tưởng niệm người mất vì Covid-19 vào tối nay 19.11, bé N.T.M.K (14 tuổi, H.Bình Chánh, TP.HCM) tự đi mua trái cây, hoa cúng, nến ly về thắp nhang cho 6 người thân ra đi trong đại dịch, có cả cha mẹ, ông bà ngoại của em.
Chỉ trong tháng 6 âm lịch, cả cha mẹ, ông bà ngoại và ông bà họ của em M.K đều mất vì Covid-19. Cả gia đình vừa liên tiếp cúng 100 ngày cho người thân xong, hôm nay M.K muốn tự chuẩn bị đồ cúng, đặt lên ban thờ tưởng niệm ông bà, cha mẹ của mình.
Đau thương tột cùng!
Sáng nay, M.K dậy sớm hơn thường nhật, em sắp xếp đồ đạc, lau dọn nhà cửa, giặt đồ rồi lấy xe đạp chạy ra cửa hàng trái cây quen thuộc để mua đồ về chuẩn bị cúng Rằm tháng 10, cúng tưởng niệm ông bà, cha mẹ mất vì Covid-19.
'
Con đường vùng ngoại thành quen thuộc này trước kia K. thường được cha mẹ chở đi chợ. Đạp xe đến đâu, cũng đều là kỷ niệm của cả gia đình ùa về. Cửa hàng trái cây quen thuộc, cũng là nơi ngày trước cha mẹ chở K. tới mua.
Mua 2 bó cúc vàng, 1 bó lay ơn đỏ cùng 2 đĩa ngũ quả và 3 cặp nến ly, K. lặng lẽ đặt vào giỏ xe, chào bà chủ cửa hàng bước về. Người xung quanh nhìn vào đôi mắt đượm buồn của bé gái 14 tuổi, chưa hiểu chuyện gì xảy ra. Bà Đ. (chủ cửa hàng) xót xa: “Bé mua đồ về cúng ba mẹ, ông bà ngoại luôn đó. Tất cả đều mất vì Covid-19”. Ai nấy thở dài, chua xót.
M.K tâm sự: “Đầu tiên là cha mất cùng ngày với bà cô ở Long An, rồi tới ông dượng Chín mất, em thấy hoang mang lắm. Tiếp theo tới ngày mẹ mất mọi người giấu em, nhưng em ngủ mơ thấy mẹ về nói mẹ đã chết rồi, em ở lại một mình nên gặng hỏi mới biết sự thật. Sốc nhất là hôm quân đội đến trao hũ cốt, cả nhà đều tưởng hũ cốt của bà ngoại, nhưng đó là hũ cốt ông ngoại. Khi ấy ai cũng nghĩ ông đang nằm viện, điện thoại không liên lạc được. Sự thật quá tàn nhẫn, em không thể chấp nhận được. Ai cũng bỏ em đi như vậy, em từng muốn đi theo, nhưng các cậu động viên em phải sống cả phần của cha mẹ”.
Cách đây vài hôm, cả nhà cậu M.K mới lần lượt cúng xong 4 đám 100 ngày cho người thân, 2 đám còn lại họ hàng bên nội làm tại Long An. “Vài bữa đám giỗ cũng liên tiếp như vậy”, bà Lê Thị Tuyết Trinh (mợ Tư của M.K) lắc đầu.
Theo lời bà Trinh, M.K là cô bé mạnh mẽ. Em biết chuyện gì đang xảy đến với mình nên không nũng nịu, tự tìm cách chăm sóc mình, dọn dẹp nhà cửa. Tới bữa cơm, nhà mợ Tư thường mang cơm sang đưa M.K hoặc gọi bé sang nhà cùng ăn.
Em muốn ôm cha mẹ mà không được, chưa kịp ôm thì em đã tỉnh giấc, hụt hẫng lắm. Em khao khát được có lại cảm giác ngồi cạnh cha mẹ, đăng ảnh lên Zalo có cha mẹ vào khen con gái xinh, bữa cơm được nghe tiếng mẹ càu nhàu em ăn chậm. Em không nghĩ cuộc đời tàn nhẫn với mình đến như vậy. Đó là những chuỗi ngày khủng khiếp nhất trong cuộc đời. Nhưng vì cha mẹ, em sẽ cố gắng học nghề để có việc làm, tự lo cho mình, dù những ngày phía trước sẽ chẳng dễ dàng gì
M.K đa phần chọn cách vừa ngồi võng trước bàn thờ cha mẹ vừa ăn trong chóng vánh. Sự cô đơn cùng những kỷ niệm trong bữa cơm, được cha mẹ nhường cho phần ăn ngon cứ vậy ùa về trong tâm trí. M.K gạt nước mắt, tự nhủ phải mạnh mẽ để cha mẹ đi thanh thản.
Mong mỏi trong giấc mơ
Cùng mợ Tư cắt tỉa bông cúng, sắp xếp trái cây ra đĩa, M.K cẩn thận đặt lên bàn thờ cha mẹ. Em đốt 2 ly nến, cầm chặt đưa về phía trước mặt, nhắm mắt rồi cầu nguyện một hồi lâu.
Nhìn ra khoảng sân với bàn thờ Phật trước nhà, M.K cho biết, căn nhà 3 thế hệ cùng sinh sống chưa bao giờ yên ắng lâu đến như vậy. Trước kia, ông bà ngoại M.K thường mang ghế ra sân ngồi, người lớn trong nhà cũng hay tập trung để nói chuyện. Nhưng từ khi Covid-19 lần lượt cướp đi từng người thân của em, căn nhà lúc nào cũng lạnh ngắt, hiu quạnh.
M.K thường mơ thấy cảnh cả nhà nói chuyện, cười đùa vui vẻ, rồi cha mẹ nắm tay nhau đi về con đường phía trước, bỏ lại M.K một mình trong căn nhà vừa được sửa sang. Kết thúc của những giấc mơ luôn là nước mắt giàn giụa của cô bé 14 tuổi.
“Em muốn ôm cha mẹ mà không được, chưa kịp ôm thì em đã tỉnh giấc, hụt hẫng lắm. Em khao khát được có lại cảm giác ngồi cạnh cha mẹ, đăng ảnh lên Zalo có cha mẹ vào khen con gái xinh, bữa cơm được nghe tiếng mẹ càu nhàu em ăn chậm. Em không nghĩ cuộc đời tàn nhẫn với mình đến như vậy. Đó là những chuỗi ngày khủng khiếp nhất trong cuộc đời. Nhưng vì cha mẹ, em sẽ cố gắng học nghề để có việc làm, tự lo cho mình, dù những ngày phía trước sẽ chẳng dễ dàng gì”, M.K trải lòng.
Dù có là nước mắt sau những giấc mơ đi chăng nữa, cô bé 14 tuổi vẫn luôn mong mỏi được gặp cha mẹ để nghe những lời dặn dò, để cố một lần điều khiển giấc mơ, để được cha mẹ ôm mình trong vòng tay.
Đốt nén nhang thắp lên bàn thờ Phật, bàn thờ ông bà và bàn thờ cha mẹ trong ngày tưởng niệm, M.K cho biết: “Em đã cầu nguyện ông bà, cha mẹ và cả những người đã mất vì Covid-19 được yên nghỉ, thanh thản ở một nơi khác, sẽ không còn khổ đau hay mệt mỏi gì nữa. Em hứa với cha mẹ sẽ cố gắng tự lo được cho mình để cha mẹ yên tâm”.
Các giải hoa hậu, á hậu cũng như các danh hiệu Đại sứ - Nhân ái - Trí tuệ của "Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024" đều tìm được chủ nhân hội tụ cả tài sắc, bản lĩnh.
Trong đêm chung kết, "Hoa hậu Việt Nam Thời đại - Miss VietNam Era 2024", thí sinh đến từ Vĩnh Phúc - Nguyễn Thị Hồng Nhung giành danh hiệu "Người đẹp nhân ái".
Thí sinh Ngô Thị Kim Bích theo học ngành Hướng dẫn viên Du lịch tại trường Đại học Cần Thơ là chủ nhân danh hiệu Á hậu 2 tại "Hoa hậu Việt Nam Thời đại 2024".