Theo Bộ Y tế, tính từ 6h đến 12h30 ngày 4-7, Việt Nam ghi nhận 260 ca mắc mới (BN 19311-19570), trong đó 6 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Kiên Giang.
254 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (213), Bình Dương (11), Phú Yên (10), Long An (5), Bình Định (4), Vĩnh Long (2), Hải Phòng (2), Bắc Giang (2), Tây Ninh (2), Ninh Thuận (1), Hà Tĩnh (1), Trà Vinh (1); trong đó 240 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.
Như vậy, chỉ sau hơn 1 tháng bùng phát dịch Covid-19, TP.HCM đã ghi nhận đến 5.869 ca mắc Covid-19, vượt qua Bắc Giang (hơn 5.700 ca), trở thành địa phương có số ca nhiễm nhiều nhất nước.
Tính đến 12h30 ngày 4-7, Việt Nam có tổng cộng 17.716 ca ghi nhận trong nước và 1.854 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27-4 đến nay là 16.146 ca, trong đó có 4.869 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Vì sao TP.HCM vượt 5.000 ca nhiễm trong một tháng?
Báo cáo công tác phòng, chống dịch Covid-19 với UBND TP.HCM, Giáo sư Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nhận định do tác nhân gây bệnh là chủng virus Delta có đặc tính lây nhiễm mạnh. Đợt dịch này đã bùng phát và lây lan trong gia đình, hàng xóm, nơi làm việc, đặc biệt là các tòa nhà văn phòng, cơ sở sản xuất thực phẩm đông lạnh.
Biến thể này được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá có khả năng lây lan nhanh. Với chủng cũ, một người mắc bệnh có thể lây cho 2-4 người, còn chủng Anh thì tỷ lệ này là 7. Trong khi đó, chủng Delta có tỷ lệ lây nhiễm nhiều hơn chủng Anh từ 40-60%.
Theo nhận định của bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), số ca nhiễm ở TP.HCM vượt qua Bắc Giang là điều đã được dự đoán trước và không bất ngờ.
“Mỗi ngày, TP.HCM phát hiện hàng chục ca nhiễm qua khám sàng lọc tại các bệnh viện. Đây là những ca chỉ điểm từ đó tiến hành truy vết lại các ổ dịch ở các khu nhà trọ, cơ sở sản xuất, chợ buôn bán. Điều này phản ánh mô hình lây nhiễm ở thành phố đặc thù riêng và khác biệt các địa phương khác. Chính mô hình lây nhiễm khác biệt này, việc tăng nhanh số ca nhiễm hơn Bắc Giang là điều tất yếu”, bác sĩ Khanh nhận định.
Theo phân tích của chuyên gia này, tại Bắc Giang, các ca nhiễm chủ yếu là công nhân tại khu công nghiệp và khu nhà ở của họ. Phạm vi khoanh vùng đã được xác định rõ ràng. Còn ở TP.HCM, chỉ với cụm lây nhiễm ban đầu liên quan điểm nhóm Hội thánh, mức độ lây nhiễm đã nghiêm trọng hơn rất nhiều do người bệnh đa ngành nghề, đa địa phương và được phát hiện tương đối muộn.
“Ngay từ khi ổ dịch điểm nhóm Hội thánh được phát hiện, chúng tôi đã dự đoán dịch sẽ lây rất nhanh, lan rất rộng. Ở giai đoạn thứ 2, khi việc giãn cách xã hội chưa siết chặt, sự giao lưu, tiếp xúc trong các chợ đầu mối, chợ truyền thống, tòa nhà văn phòng… với mật độ giao lưu đông, việc mang khẩu trang, khoảng cách và khử khuẩn không đảm bảo càng khiến sự lây nhiễm thêm chồng chéo. Một công ty chưa đến 100 người nhưng hơn 20 ca dương tính mới đây là một cảnh báo”, bác sĩ Khanh nói thêm.
Còn theo Giáo sư Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, với 80% không triệu chứng, xét về mặt quản lý, sự phát tán virus trong cộng đồng còn khó khăn hơn rất nhiều so với có triệu chứng báo hiệu. Mức độ lây lan sẽ nhanh hơn đặc biệt ở những nơi mật độ dân số cao. Điều này lý giải sao số lượng ca mắc mới ở TP.HCM tăng nhanh đến vậy.
Các giải hoa hậu, á hậu cũng như các danh hiệu Đại sứ - Nhân ái - Trí tuệ của "Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024" đều tìm được chủ nhân hội tụ cả tài sắc, bản lĩnh.
Trong đêm chung kết, "Hoa hậu Việt Nam Thời đại - Miss VietNam Era 2024", thí sinh đến từ Vĩnh Phúc - Nguyễn Thị Hồng Nhung giành danh hiệu "Người đẹp nhân ái".
Thí sinh Ngô Thị Kim Bích theo học ngành Hướng dẫn viên Du lịch tại trường Đại học Cần Thơ là chủ nhân danh hiệu Á hậu 2 tại "Hoa hậu Việt Nam Thời đại 2024".