ĐỜI SỐNG

CĐM phản ứng trái chiều việc doanh nghiệp yêu cầu ghi nhận "ra rạp xem phim là nhu cầu thiết yếu"

Việc kiến nghị Chính phủ mong được mở cửa, ghi nhận "là nhu cầu thiết yếu" của các doanh nghiệp phát hành phim tại Việt Nam đang nhận được nhiều phản ứng không mấy tích cực.

CĐM phản ứng trái chiều việc doanh nghiệp yêu cầu ghi nhận "ra rạp xem phim là nhu cầu thiết yếu"
Từ đầu năm 2020 trở lại đây, dịch Covid-19 liên tục hoành hành tại nước ta khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
CĐM phản ứng trái chiều việc doanh nghiệp yêu cầu ghi nhận ra rạp xem phim là nhu cầu thiết yếu
Đặc biệt, đợt bùng phát Covid tháng 5/2021 lần này với biến chủng Ấn Độ đang lây lan trên diện rộng, khiến các địa phương như Bắc Giang, TP.HCM, Hà Nội... rất vất vả trong công tác đối phó với dịch.
Chính vì vậy, từ trước đến nay mỗi khi có dịch, các rạp phim, karaoke, vũ trường, quán bar, phòng gym, tụ điểm Internet sẽ luôn bị yêu cầu đóng cửa trước tiên vì là nơi tụ tập đông người, dễ lây lan dịch bệnh. Tất cả đều được nhà nước và Chính phủ xem là hoạt động không thiết yếu, cần đóng cửa để đảm bảo an toàn.
CĐM phản ứng trái chiều việc doanh nghiệp yêu cầu ghi nhận ra rạp xem phim là nhu cầu thiết yếu
Tuy nhiên mới đây các "ông lớn" trong ngành phát hành và chiếu phim Việt Nam vừa gửi văn bản "cầu cứu" đến Chính phủ. Họ đưa ra nhiều yêu cầu, mong được "chiếu cố" để vượt qua những khó khăn này. Trong đó, điểm đáng quan tâm nhất là các doanh nghiệp này kiến nghị Chính phủ "Ghi nhận hoạt động chiếu phim phục vụ giải trí cũng là hoạt động thiết yếu trong thời đại ngày nay. Đặc biệt trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay cũng càng nên được thúc đẩy nhằm giảm thiểu các chứng bệnh do căng thẳng tâm lý, góp phần giảm áp lực cho ngành y tế".
Ngoài ra, các doanh nghiệp ký đơn cũng khẳng định rạp chiếu phim là nơi có thể dễ dàng áp dụng 5K bởi khán giả vào rạp chỉ tập trung xem phim mà không nói chuyện, việc ăn uống bắp, nước được phục vụ theo khẩu phần riêng, ghế ngồi có thể giữ khoảng cách, và công nghệ vé điện t-ử khiến khán giả không cần tập trung đông người mua vé...
Tuy nhiên, lời kêu cứu này sau khi được đăng tải trên MXH đã nhận được nhiều phản ứng trái chiều từ cộng đồng.
CĐM phản ứng trái chiều việc doanh nghiệp yêu cầu ghi nhận ra rạp xem phim là nhu cầu thiết yếu
Nhiều người cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam đã quá ích kỷ khi đưa ra những yêu cầu này
CĐM phản ứng trái chiều việc doanh nghiệp yêu cầu ghi nhận ra rạp xem phim là nhu cầu thiết yếu
Các doanh nghiệp hãy tự thích nghi theo cơ chế của thị trường
CĐM phản ứng trái chiều việc doanh nghiệp yêu cầu ghi nhận ra rạp xem phim là nhu cầu thiết yếu
CĐM phản ứng trái chiều việc doanh nghiệp yêu cầu ghi nhận ra rạp xem phim là nhu cầu thiết yếu
Tuy nhiên cũng có các ý kiến đồng tình, bênh vực cho các doanh nghiệp phát hành phim
Đặc biệt, kiến nghị "Ghi nhận hoạt động chiếu phim phục vụ giải trí cũng là hoạt động thiết yếu, nên được thúc đẩy nhằm giảm thiểu các chứng bệnh do căng thẳng tâm lý, góp phần giảm áp lực cho ngành y tế" cũng nhận được nhiều tranh cãi của dân mạng.
CĐM phản ứng trái chiều việc doanh nghiệp yêu cầu ghi nhận ra rạp xem phim là nhu cầu thiết yếu
Nhiều người cho rằng đây là một ý kiến "trời ơi đất hỡi" vì nếu "xem phim là nhu cầu bắt buộc để giải trí, thư giãn", thì người dân hoàn toàn có thể thưởng thức chúng ở nhà, vừa nhanh chóng lại vừa an toàn dịch bệnh
CĐM phản ứng trái chiều việc doanh nghiệp yêu cầu ghi nhận ra rạp xem phim là nhu cầu thiết yếu
Nhiều người cũng tỏ ra không tin tưởng về việc các "ông lớn" khẳng định rạp phim là nơi dễ dàng áp dụng 5K của Bộ Y tế
Trước đó để phòng dịch Covid-19, vào ngày 3/5, TP.HCM đã ra yêu cầu tạm dừng tất cả hoạt động massage, xông hơi, sân khấu ca nhạc, kịch, rạp chiếu phim, các điểm kinh doanh trò chơi Internet. Như vậy chỉ sau 2 tháng kể từ khi được cho phép mở cửa trở lại, các rạp chiếu phim lại một lần nữa phải tạm dừng hoạt động.
Cũng từ 0h ngày 05/05/2021, UBND TP. Hà Nội cũng đã ra yêu cầu tạm dừng hoạt động tại các rạp, trung tâm chiếu phim, cơ sở massage, spa, phòng tập gym để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Ảnh: Tổng hơp

ĐỜI SỐNG

Độc đáo bánh điêu khắc 3D gửi lời chúc tới cầu thủ Nguyễn Xuân Son bằng thơ lục bát

Trên các nền tảng mạng xã hội, hình ảnh Nguyễn Xuân Son trong những khoảnh khắc thi đấu mạnh mẽ hay nụ cười chân thành được biến tấu thành các tác phẩm sáng tạo, thể hiện tình cảm yêu mến sâu sắc từ người hâm mộ.

Chân dung các á hậu tài sắc của cuộc thi "Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024"

Mùa thứ ba của "Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024" đã tìm ra người chiến thắng các danh hiệu là những nữ doanh nhân tài sắc đến từ nhiều tỉnh thành.

Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam: Nữ CEO giành giải Á hậu 1, giải Nhân ái - Trí tuệ - Đại sứ tìm được chủ nhân xứng đáng

Các giải hoa hậu, á hậu cũng như các danh hiệu Đại sứ - Nhân ái - Trí tuệ của "Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024" đều tìm được chủ nhân hội tụ cả tài sắc, bản lĩnh.

Nữ doanh nhân đến từ Phú Thọ đăng quang "Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024"

Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024 nhận giải thưởng gồm 300 triệu tiền mặt, vương miện, quyền trượng, cúp, ghế và dải băng sash.

Chân dung cô gái Vĩnh Phúc giành giải "Người đẹp nhân ái" của "Hoa hậu Việt Nam Thời đại 2024"

Trong đêm chung kết, "Hoa hậu Việt Nam Thời đại - Miss VietNam Era 2024", thí sinh đến từ Vĩnh Phúc - Nguyễn Thị Hồng Nhung giành danh hiệu "Người đẹp nhân ái".