Dữ liệu do Bộ Y tế Ấn Độ công bố hôm qua cho thấy có thêm 412.262 ca nhiễm và 3.980 ca không qua khỏi vì Covid-19 trong vòng 24 giờ, mức kỷ lục kể từ đầu dịch. Đến nay, Ấn Độ đã ghi nhận hơn 21 triệu ca mắc với 230.168 người mất. Một nhóm nhà khoa học tại Viện Khoa học Ấn Độ ở TP.Bangalore dự đoán nếu khuynh hướng này tiếp tục, tổng số ca không qua khỏi sẽ tăng gấp đôi vào đầu tuần sau, theo Bloomberg.
“Tình hình trở nên phức tạphơnở trong các ngôi làng. Nhiều người lo sợ và ở mãi trong nhà dù có triệu chứng sốt và ho. Tất cả đều là triệu chứng đáng lo ngại nhưng do không có thông tin, nhiều người nghĩ đó là cúm mùa”, điều phối viên Suresh Kumar của một tổ chức từ thiện nhận định.
Cuộc khủng hoảng dịch ở Ấn Độ trong thời gian qua chủ yếu tập trung ở thủ đô New Delhi và các thành phố, nhưng ở các vùng nông thôn, vốn chiếm gần 70% dân số của nước này, hệ thống chăm sóc y tế công đang gặp thách thức nhiều hơn.
Dù làn sóng thứ hai vẫn chưa kiểm soát được, cố vấn y tế hàng đầu của Ấn Độ K.VijayRaghavan hôm 5.5 đã cảnh báo "cơn bão" tiếp theo là không thể tránh khỏi. Các nước láng giềng của Ấn Độ như Nepal, Bangladesh, Sri Lanka đều lo sợ đều có thể giống như Ấn Độ bất cứ lúc nào. Các nước này đã áp dụng nhiều biện pháp đóng cửa biên giới với Ấn Độ để phòng ngừa.
Ấn Độ vốn rất đặt nhiều kỳ vọng vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, tại những bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất như Rajasthan, Punjab, Jharkhand và Chhattisgarh, chính quyền cho biết họ thiếu hoặc hoàn toàn không có vaccine tiêm hàng ngày. Thông tin khiến nhiều người nghi ngờ về tương lai của chiến dịch tiêm chủng mở rộng ngày 1/5 tới
Đến nay, 10% người Ấn Độ đã tiêm một liều vaccine, trong số 1,3 tỷ dân. Chỉ hơn 1% đã được tiêm hai mũi.
Nhiệm vụ cung cấp vaccine ở Ấn Độ chủ yếu thuộc về Viện Hu.yết thanh, nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Cơ sở cũng chịu trách nhiệm cho phần lớn vaccine AstraZeneca toàn cầu. Song, Viện đang gặp khó khăn khi nhu cầu tăng cao, năng lực sản xuất chỉ đủ 70 triệu liều mỗi tháng. Tuần trước, chính phủ phê duyệt khoản tài trợ 400 triệu USD cho cơ sở nhằm thúc đẩy sản lượng lên 100 triệu liều vào cuối tháng 5.
Trong khi đó, tình hình đại dịch cũng đang diễn biến phức tạp ở Đông Nam Á. Thái Lan hôm qua ghi nhận thêm 1.911 ca nhiễm và 18 ca không qua khỏi trong vòng 24 giờ, theo tờ Bangkok Post.
Tại Campuchia, Bộ Y tế hôm qua thông báo ghi nhận thêm 4 trường hợp không qua khỏi và 650 ca nhiễm mới, theo tờ Khmer Times. Hôm qua là ngày đầu tiên thủ đô Phnom Penh và TP.Takhmao được dỡ bỏ phong tỏa sau khi trải qua tình trạng này từ ngày 15.4. Cũng trong hôm qua, Lào ghi nhận thêm 105 ca nhiễm, theo tờ The Laotian Times.
Trên các nền tảng mạng xã hội, hình ảnh Nguyễn Xuân Son trong những khoảnh khắc thi đấu mạnh mẽ hay nụ cười chân thành được biến tấu thành các tác phẩm sáng tạo, thể hiện tình cảm yêu mến sâu sắc từ người hâm mộ.
Các giải hoa hậu, á hậu cũng như các danh hiệu Đại sứ - Nhân ái - Trí tuệ của "Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024" đều tìm được chủ nhân hội tụ cả tài sắc, bản lĩnh.
Trong đêm chung kết, "Hoa hậu Việt Nam Thời đại - Miss VietNam Era 2024", thí sinh đến từ Vĩnh Phúc - Nguyễn Thị Hồng Nhung giành danh hiệu "Người đẹp nhân ái".