40 giây lại có 1 người mất, kỹ sư Việt Nam chật vật tìm giường khi người Ấn Độ còn chẳng có oxy
Theo dõi MoliStar.com trên
Cập nhật diễn biến Covid-19 tại Ấn Độ hôm nay: Nếu như Ấn Độ trở thành "ổ dịch" lớn nhất thế giới, người dân lầm than vì không có oxy và giường. Những người nhập cư hoặc ngoại quốc phải làm sao?
Ấn Độ "vỡ trận" trước Covid-19 bùng phát khiến cả thế giới bàng hoàng. Không chỉ người dân của đất nước 1,3 tỷ dân số lâm vào cảnh "thiếu máy thở oxy, thiếu giường bệnh, không còn thuốc và nhu yếu phẩm y tế", người nhập cư vào Ấn Độ, người có quốc tịch ở các nước khác cũng khốn đốn vô cùng.
Trong hoàn cảnh đó, mới đây, Đại sứ Việt Nam ở Ấn Độ đã đăng tải trên trang cá nhân chia sẻ về diễn biến phức tạp của đại dịch và câu chuyện "giành" suất nhập viện cho một nam kỹ sư người Việt chẳng may mắc bệnh.
Cụ thể người nhiễm covid-19 là anh kỹ sư Nhân, người đảm đương trọng trách xây trụ sở mới cho Đại sứ quán. Anh Nhân có biểu hiện sốt cao 39 độ sau 5 ngày nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm. Súp đổ vào miệng anh vẫn nuốt không trôi, nồng độ oxy trong người anh giảm mạnh, buộc anh phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu khẩn. Không thể "mạnh ai nấy sống" với người công dân Việt, Đại sứ quán đã tìm mọi cách liên hệ xin giúp đỡ, xin giường bệnh để anh Nhân được đưa vào điều trị.
Hành trình xin giường của anh Nhân trải qua rất nhiều khó khăn, sau hàng giờ liền phải ngồi "vật vờ" ngoài đường. Anh cuối cùng cũng được đưa vào phòng và phải lập tức sử dụng đến 2 máy thở oxy. Tuy vậy, suốt 24 tiếng đồng hồ trôi qua, anh Nhân chẳng nhận được sự hỗ trợ nào, ông Châu đã có lời nhắn nhủ đầy xúc động: “Nhân ơi, với tư cách là một Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền, tôi ra lệnh cho em không được c.h.ế.t vì dự án của chúng ta vẫn còn dang dở... Nhân ơi, xin em đừng c.h.ế.t vì em còn rất trẻ và vợ con em đã gửi gắm em cho Đại sứ”.
Chưa bao giờ người ta theo dõi tình hình dịch bệnh tại quốc gia vô cùng tôn thờ thần linh này lại cảm nhận được "cuộc đời thực sự rất mỏng manh" đến thế. Trong bài đăng của Đại sứ quán, vị này chia sẻ thực trạng ở Ấn Độ rất đáng sợ, đâu đâu cũng trở thành ổ dịch, bệnh nhân nằm rải rác cả ra trước cổng bệnh viện. Giường không đủ, máy thở oxy cũng hết, lần lượt từng người cứ như vậy trút hơi thở cuối cùng. Hiện tại, trung bình cứ 40 giây sẽ có một người không qua khỏi covid-19. "Lúc tránh máy bay ném bom của Mỹ năm 1970 cũng không bao giờ tôi cảm thấy lằn ranh giữa mạng sống và sự biến mất vĩnh viễn trên cõi đời này lại mỏng manh như thế" - ông Châu trải lòng.
Trong vài ngày ngắn ngủi, cả thế giới liên tục cập nhất tình hình tại Ấn Độ với những con số kỷ lục "buồn": 16,6 triệu ca nhiễm covid-19, trong đó 13,9 triệu người bình phục và hơn 190.000 người không qua khỏi. Một con số cao nhất từ trước đến giờ. Người ta dự đoán nếu tình trạng máy oxy vẫn không được giải quyết, những con số này chắc chắn sẽ không dừng lại.
Cảnh tượng ở Ấn Độ hôm nay đầy thê lương. Đường sá đầy xe cứu thương, đến những lò hỏa táng hoạt động hết công suất cũng rơi vào tình trạng quá tải, phải lấy cành khô trên cây mà đốt.
Trên các nền tảng mạng xã hội, hình ảnh Nguyễn Xuân Son trong những khoảnh khắc thi đấu mạnh mẽ hay nụ cười chân thành được biến tấu thành các tác phẩm sáng tạo, thể hiện tình cảm yêu mến sâu sắc từ người hâm mộ.
Các giải hoa hậu, á hậu cũng như các danh hiệu Đại sứ - Nhân ái - Trí tuệ của "Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024" đều tìm được chủ nhân hội tụ cả tài sắc, bản lĩnh.
Trong đêm chung kết, "Hoa hậu Việt Nam Thời đại - Miss VietNam Era 2024", thí sinh đến từ Vĩnh Phúc - Nguyễn Thị Hồng Nhung giành danh hiệu "Người đẹp nhân ái".