Xuất hiện loạt tin giả về việc giải cứu bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp khiến netizen phẫn nộ
Theo dõi MoliStar.com trên
Tính đến sáng 3/1, lực lượng cứu hộ vẫn tiếp tục lồng khung thép bên ngoài trụ bê tông để cứu nạn nhân. Thế nhưng trước đó nhiều người đã dùng hình ảnh của các sự việc khác và tung tin đồn đã cứu được nạn nhân khiến dân tình hoang mang.
Gần 72 giờ cứu hộ nhưng tin tức về tình hình sức khỏe của Hạo Nam - nạn nhân trong vụ rơi xuống trụ bê tông vẫn còn là ẩn số. Lực lượng cứu hộ và cơ quan chức năng tỉnh Đồng Tháp thức xuyên đêm, hoạt động hết công suất để chạy đua với thời gian, cứu người nhanh nhất có thể.
Vụ việc bé trai rơi xuống trụ bê tông thu hút sự quan tâm của dư luận, các phóng viên, báo đài luôn túc trực đưa tin nhanh nhất, cập nhật hiện trường cho độc giả.
Thế nhưng, trên mạng xã hội đã lan truyền nhiều hình ảnh về vụ việc kèm theo loạt thông tin giả khiến dân tình hoang mang. Cụ thể, vụ việc bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp lực lượng cứu hộ vẫn chưa tiếp cận được nạn nhân nhưng trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều thông tin cho rằng đã tìm được cháu bé, có Fanpage thì cung cấp thông tin bé trai đã tử vong, còn có người thì gửi cả đoạn clip cứu được cháu bé trong tình trạng sức khỏe tốt.
Tất cả các đường liên kết dẫn đến các trang chứa thông tin này đều là tin giả và tiềm ẩn mã độc gây hại cho các thiết bị và thông tin cá nhân của người sử dụng. Đến 9h 3/1, lực lượng cứu hộ vừa lồng xong ống vách thép vào để nhổ cọc và tiếp tục công cuộc đưa nạn nhân ra ngoài, vì thế tất cả thông tin về chuyện dã giải cứu được bé Hạo Nam ra ngoài là tin giả.
Không chỉ thế, khi bấm vào các bài viết đề cập đến việc giải cứu nạn nhân thành công đa phần là những tin tức đã cũ và đề cập đến những vụ việc trẻ em rơi xuống giếng hoặc xuống trụ bê tông ở tỉnh thành khác. Đặc biệt những hình ảnh về vụ việc bé gái 7 tuổi tại Bình Dương bị mắc kẹt ở giếng sâu được lan truyền trên mạng xã hội và được "giật" tiêu đề giải cứu thành công bé trai rơi xuống trụ bê tông.
Căn cứ vào Điều 8 Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 và Điều 9 Luật An ninh mạng năm 2018 hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng; bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm.
Đến sáng ngày 3/1, lực lượng cứu hộ đang vẫn khó khăn trong việc tiếp cận bé Hạo Nam vì nền đất cứng, gây cản trở trong việc đóng thêm một ống thép lớn bao bọc bên ngoài trụ bê tông. Dự kiến, trong chiều ngày 3/1, sẽ cứu được nạn nhân ra bên ngoài.
Lễ hội Sống khỏe năm 2024 được thiết kế theo mô hình “Lễ hội văn hóa”, tích hợp đa yếu tố “5 trong 1”, sở hữu nhiều hoạt động trong khuôn khổ các lĩnh vực: Y tế, văn hóa, thể thao, du lịch và giải trí.
TPO - Sở Tư pháp Lâm Đồng đề nghị các tổ chức công chứng tại địa phương tạm dừng giao dịch tài sản ca sĩ Khánh Phương cùng 11 cá nhân và 1 doanh nghiệp để phục vụ công tác điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Cty CP Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam.
UBND phường Kim Tân (TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai) quyết định tạm dừng mọi hoạt động dạy và học của Nhóm trẻ lớp mầm non độc lập tư thục BBMC vì giáo viên ẩu đả trước mặt trẻ.