Xót cảnh con bại não, bố bệnh tim gồng gánh cả gia đình
Theo dõi MoliStar.com trên
"Giờ tôi chỉ mong con được đi khám, được tập vật lý trị liệu để có thể ngồi vững. Tôi cũng mong chồng luôn khỏe, anh ấy mà ngã xuống thì vợ con không biết sống sao".
Đó là điều mong ước nhưng có thể khó thành hiện thực với chị Nguyễn Thị Oanh (25 tuổi), ở thôn Lâm Thọ, xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Chồng chị - anh Phan Ngọc Quý (27 tuổi) - một chàng trai chân chất, hiền lành nơi miền sơn cước. Nhưng thật không may khi anh Quý bị bệnh tim bẩm sinh.
Dù sức khỏe không ổn định như mọi người, anh Quý vẫn siêng năng làm việc lo cho gia đình. Năm 2018, sau khi gặp gỡ, cùng làm công nhân, những đức tính tốt đó của chàng thanh niên này khiến chị Oanh cảm động. Họ nên duyên vợ chồng. Hơn 2 tháng sau, vợ chồng trẻ đón nhận tin vui khi chị Oanh mang thai con trai đầu lòng.
Nhưng, niềm vui ngắn chẳng tày gang. Đứa trẻ sinh ra không được bình thường. "Khi thai được 4 tháng, tôi đi siêu âm, xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán con dị tật bẩm sinh, có thể là não úng thủy. Chúng tôi nhận được hai lời khuyên, một là bỏ cháu, hai là giữ lại với hy vọng can thiệp giúp bé sinh ra bình thường. Chúng tôi quyết định giữ cháu, bởi nghĩ trời đã cho đứa con, bỏ là có tội", chị Oanh kể.
Sau quá trình mang thai, chị Oanh hạ sinh bé trai, cháu được đặt tên Phan Ngọc Phước. Suốt 6 tháng đầu, bé Phước chỉ khóc và nằm yên trong lòng mẹ với ánh mắt vô hồn. Thấy não bé không phình to, vợ chồng Oanh hy vọng bé không mắc não úng thủy. Hai vợ chồng đưa con trai đi khắp các bệnh viện, hết vào TPHCM rồi lại ra Hà Nội, mong tìm được bệnh tình của con.
Sau bao mong mỏi, họ cũng nhận được kết luận nhưng vô cùng đau đớn. Bé Phước bị động kinh, bại não, hở van tim, bại liệt tứ chi và có dịch di căn gần hết não.
Cũng vì vậy, bác sĩ đã không thể mổ can thiệp vì chẩn đoán khó có thể phục hồi. Hàng tháng, bệnh viện chỉ tiêm thuốc từ 1-2 lần, tùy mức độ nặng nhẹ để ngăn dịch di căn lên não và giảm chứng động kinh. Mỗi lần như vậy, vợ chồng chị Oanh mất 6 triệu đồng, chưa kể chi phí đi lại, ăn uống.
Số tiền dần trở thành gánh nặng, quá lớn với đôi vợ chồng nghèo. Họ không duy trì được lâu và đành ngậm ngùi chăm sóc con ở nhà từ trước Tết Nguyên đán 2022 đến nay.
Năm 2020, chị Oanh lại mang thai con trai thứ hai. Bé từng được chẩn đoán không có hộp sọ. "Vợ chồng ôm nhau khóc cạn nước mắt vì tất cả mọi thứ như sụp đổ. Nhưng khi sinh ra, con bình thường. Chúng tôi đặt tên con là Phan Ngọc Huy. Vợ chồng tôi lấy đó làm động lực dù vất vả thêm", chị Oanh nói.
Đến nay, con đầu của vợ chồng họ đã được 4 tuổi. Suốt thời gian qua, bé Phước sống vô hồn, liệt toàn thân, không chủ động được sinh hoạt cá nhân.
Cũng từng ấy năm, chị Oanh chỉ ở nhà chăm con, không thể đi làm gì khác. Một mình anh Quý lo gánh vác việc kiếm tiền mưu sinh cho cả nhà. Dù bị bệnh tim bẩm sinh, anh Quý vẫn chăm chỉ làm việc. Ngoài một sào ruộng, anh sẵn sàng làm bất cứ việc gì khi có người thuê nhưng thu nhập không ổn định.
"Có hôm đi làm về mệt quá, anh ngất xỉu giữa nhà làm tôi hoảng hồn. Sau khi hàng xóm giúp chuyển anh đến cơ sở y tế, bác sĩ nói anh bị suy nhược, kiệt sức. Tôi rất đau lòng. Nếu anh ấy mà ngã xuống thì mẹ con tôi không biết sống sao", chị Oanh nghẹn ngào.
Anh Quý cho biết, 4 năm qua, hai vợ chồng ít có đêm nào ngủ tròn giấc vì bé Phước hay khóc đêm. "Chúng tôi phải thức chăm con. Nhất là trong mùa đông, cả đêm, hai vợ chồng vừa bế con, vừa đốt lửa sưởi ấm", anh Quý kể.
Giờ đây, anh Quý cùng vợ chỉ có ước nguyện duy nhất là đưa con trai đầu đi khám lại bệnh tình. "Tôi cũng mong con được tập vật lý trị liệu để có thể ngồi vững. Nhiều hôm chỉ mong con ngồi chơi được để mình có thời gian giặt đồ, nấu bữa cơm nhưng không được. Con nằm lâu lại khóc, co giật, mình phải bế liên tục. Con người ta vui đùa, chạy nhảy, con mình thì không làm được. Những lúc thấy cảnh như vậy, tôi thương con và chỉ biết khóc", chị Oanh nói.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Đình Anh, Chủ tịch UBND xã Sơn Lâm xác nhận, gia đình anh Quý thuộc diện hộ nghèo. "Vợ chồng anh Quý sinh con đầu lòng thì cháu không may bị bại não. Cháu đã 4 tuổi nhưng chỉ nặng 6kg, bố mẹ phải rất vất vả trong việc chăm sóc. Chúng tôi mong bạn đọc BáoDân trí giúp đỡ gia đình anh Quý để họ vượt qua giai đoạn khó khăn này", ông Đình Anh bày tỏ.
Triển lãm "Sáng đạo trong đời" quy tụ 51 tác phẩm độc đáo của 12 nghệ sĩ tài hoa trong lĩnh vực hội họa, mở ra một không gian nghệ thuật lan toả truyền thống văn hóa và ý nghĩa của Phật giáo.
WITH Project đã tổ chức thành công AFTERGLOW - sự kiện đầu tiên của mùa hoạt động thứ 5 - với bốn hoạt động chính bao gồm: Hoạt động Tư vấn, Triển lãm Tương tác, WITHSchool Game và Hoạt động Thủ công: Làm đồ DIY mở rộng.
Lễ hội Sống khỏe năm 2024 được thiết kế theo mô hình “Lễ hội văn hóa”, tích hợp đa yếu tố “5 trong 1”, sở hữu nhiều hoạt động trong khuôn khổ các lĩnh vực: Y tế, văn hóa, thể thao, du lịch và giải trí.