Từ vụ bé gái làm đổ nước làm hỏng Macbook: Trẻ em không có lỗi, lỗi ở phụ huynh?
Theo dõi MoliStar.com trên
Không ít người khó chịu trước tình trạng trẻ em quấy phá, nghịch ngợm… tại nơi công cộng. Từ đó nhiều người có quan điểm “ghét cay, ghét đắng” trẻ con nhưng lỗi lầm thực chất thuộc về ai?
Trẻ em là tấm gương phản chiếu của phụ huynh
Cùng với giáo dục nhà trường và xã hội, giáo dục gia đình là then chốt trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Nếu cha mẹ dạy con tốt, có nền tảng kiến thức và đạo đức vững chắc thì con cái sẽ kế thừa đức tính đó. Còn ngược lại nếu việc truyền dạy kỹ năng sống, khả năng giải quyết các vấn đề chưa được tường tận thì đứa trẻ đó sẽ khó kiểm soát trong nhận thức, dẫn đến có hành động chưa chuẩn mực.
Khi trẻ sinh ra thường xuyên tiếp xúc nhiều với cha mẹ và có khả năng bắt chước, thể hiện lại tất cả những biểu hiện, lời nói, cử chỉ, cảm xúc tích cực hay tiêu cực từ cha mẹ. Đặc biệt, những năm đầu đời, trẻ có khả năng học hỏi rất nhanh. Chúng thu nạp những kiến thức từ những thói quen rất đơn giản trong gia đình nên cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tính cách của trẻ.
Trong thời gian gần đây, vụ việc một quán cafe tại TP. Đà Nẵng không nhận khách dưới 12 tuổi tạo nên nhiều luồng ý kiến trái chiều. Một bên cho rằng nếu quán không có không gian riêng dành cho trẻ em thì việc “nghiêm cấm” trẻ em đến quán cũng khá hợp lý, để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho các khách hàng khác. Còn nhiều bậc phụ huynh cho rằng việc ngăn chặn trẻ em đến nơi công cộng như quán cafe là việc bình thường và không cần có thái độ gay gắt đến thế.
Không lâu sau đó, một cô gái đăng tải câu chuyện cá nhân trên mạng xã hội khi thản nhiên ngồi làm việc với bạn bè tại quán cafe thì bất ngờ một đứa trẻ 1 tuổi vô tình đụng trúng bàn của cô, làm đổ nước hư hỏng máy tính xách tay đắt tiền. Sau đó, nạn nhân và phụ huynh vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, đáng nói hơn hai bậc phụ huynh này có phủi bỏ trách nhiệm và đổ ngược lại lỗi lầm cho cô gái trẻ.
Đây chỉ là một trong số ít trường hợp trẻ con chính là “thủ phạm” vô tình tạo nên những sự cố trong đời sống. Trong một vài trường hợp, khi trẻ em phạm sai lầm thì sẽ không ai trách móc nhưng thái độ của phụ huynh các cháu sẽ quyết định tất cả.
“Con nít không biết gì đâu!” - câu nói quá quen thuộc của các bậc cha mẹ khi con của mình phạm phải một sai lầm, lấy tuổi tác biện minh cho lỗi sai lại khiến câu chuyện càng thêm tệ hại. Thay vì lấy lý do thì một lời xin lỗi và phụ huynh chịu trách nhiệm lỗi lầm do chính con cái của mình gây ra thì mọi chuyện lại khác, mọi chuyện sẽ được giải quyết theo một chiều hướng tích cực hơn rất nhiều.
Cha mẹ chính là tấm gương đầu đời bởi lẽ, khi vừa sinh ra cha mẹ chính là người chăm nom buổi ăn, giấc ngủ, gần gũi nhất với con, hành vi của trẻ học qua việc bắt chước hành vi người lớn. Những gì cha mẹ làm, con sẽ quan sát, học hỏi và từng bước đi sâu vào tiềm thức, hành động. Nói cách khác, khi cha mẹ là tấm gương mẫu mực sẽ là tiền đề, điều kiện quan trọng để con cái trở thành những người có nhân cách tốt.
Đôi khi tính hiếu kỳ, ham học hỏi hay tò mò của trẻ dẫn đến những sai lầm không đáng có. Nhưng cách đối đáp, ứng xử của phụ huynh trước những tình huống đó mới thật sự quan trọng. Cũng từng có rất nhiều tình huống cãi vả, tác động vật lý lẫn nhau khởi nguồn từ cách đáp trả của những bậc phụ huynh có con đã mắc phải sai lầm nhưng không thừa nhận.
Một phần lỗi từ phụ huynh chưa dạy con chuẩn mực
Rõ ràng, theo nhiều nghiên cứu chứng minh được việc trẻ con có thể phản ánh được phong cách sống và khả năng giải quyết vấn đề của phụ huynh. Nếu trẻ trưởng thành từ môi trường giáo dục tốt thì cách xử trí và hành động lại mang tính giáo dục cao, đặc biệt thông qua lời nói có thể phần nào đánh giá được cách giáo dục trẻ của phụ huynh. Còn sống trong môi trường thường xuyên có sự tranh cãi, các bậc cha mẹ dùng từ ngữ thô lỗ để chỉ trích nhau thì từ nhỏ trẻ em đã học dần và bắt chước theo. Dần dần, nó trở thành thói quen, tật xấu khó bỏ.
Đặc biệt, trong thời đại công nghệ tiên tiến trẻ em tiếp cận với các nền tảng mạng xã hội nếu không có sự quản lý kiểm soát từ phụ huynh thì con trẻ dễ dàng bị những tác động tiêu cực. Chẳng hạn như những phát ngôn thiếu kiểm soát, văng tục, chửi thề hay kể cả việc to tiếng với cả phụ huynh.
Có nhiều người cho rằng, nghề khó nhất trên trần đời chính là cha mẹ. Vừa mang nặng đẻ đau, sau khi sinh con ra phải nuôi dạy nên người. Trong suốt quá trình truyền đạt giáo dục lẫn kỹ năng sống cho trẻ, các bậc cha mẹ phải học hỏi và quan tâm đến con mình nhiều hơn, dành thời gian tâm sự với con, dạy con cách để xin lỗi khi vô tình phạm lỗi bất kỳ điều gì trong đời sống.
Từ đó, những câu chuyện cãi vã, ẩu đả, tranh cãi liên quan đến trẻ con thì chưa chắc trẻ con lúc nào cũng dành phần đúng. Trước khi đưa ra mọi quyết định hay phán xét hãy xem xét và tìm hiểu rõ nguyên nhân bắt nguồn từ đâu, bình tĩnh giải quyết mọi vấn đề và phụ huynh cũng nên chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu con cái của chính mình thật sự sai, thay vì lấy lý do “con nít thì không biết gì”.
Lễ hội Sống khỏe năm 2024 được thiết kế theo mô hình “Lễ hội văn hóa”, tích hợp đa yếu tố “5 trong 1”, sở hữu nhiều hoạt động trong khuôn khổ các lĩnh vực: Y tế, văn hóa, thể thao, du lịch và giải trí.
TPO - Sở Tư pháp Lâm Đồng đề nghị các tổ chức công chứng tại địa phương tạm dừng giao dịch tài sản ca sĩ Khánh Phương cùng 11 cá nhân và 1 doanh nghiệp để phục vụ công tác điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Cty CP Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam.
UBND phường Kim Tân (TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai) quyết định tạm dừng mọi hoạt động dạy và học của Nhóm trẻ lớp mầm non độc lập tư thục BBMC vì giáo viên ẩu đả trước mặt trẻ.