Thực trạng lao động của nhiều học sinh, sinh viên: Làm thêm với lương "bèo bọt", không thưởng, không hợp đồng
Theo dõi MoliStar.com trên
Dù Liên đoàn lao động Hà Nội đã nâng mức lương tối thiểu theo giờ lên 20.000-25.000 đồng/giờ tuy nhiên, nhiều cơ sở kinh doanh vẫn "bóc lột" sức lao động của nhiều HS-SV.
Từ ngày 1/7/2022, Liên đoàn lao động Hà Nội đã nâng mức lương tối thiểu theo giờ lên 20.000 - 25.000 đồng/giờ. Tuy nhiên đến nay, nhiều cơ sở kinh doanh vẫn đang "bóc lột" sức lao động của nhiều học sinh, sinh viên với mức thù lao chỉ từ 15.000 - 18.000 đồng/giờ.
"Đi làm để lấy thêm kinh nghiệm, lương thưởng không quan trọng…"là câu trả lời được nhiều sinh viên sử dụng khi trả lời nhà tuyển dụng trong những buổi phỏng vấn xin việc. Do đó, "thể theo nguyện vọng" của nhiều người lao động, nhiều cơ sở kinh doanh ra sức "truyền kinh nghiệm" và "bóp" lương của nhân viên.
Nhiều người lao động do thiếu hiểu biết nên khó có khả năng đòi hỏi và yêu cầu người sử dụng lao động mức lương thỏa đáng. Theo đó, nhiều trường hợp người lao động nhận lương chưa thực sự tương xứng với sức lao động bỏ ra.
Quy định tại Công văn 294/LĐLĐ của Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội thực hiện Nghị định 38/2022/NĐ-CP về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, thì quy định mức lương tối thiểu giờ cho các vùng thuộc vùng 1 trên địa bàn Hà Nội là 22.500 đồng/giờ từ 1/7/2022.
Mức này áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I, gồm: Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây.
Như vậy, các cơ sở kinh doanh giữ nguyên mức lương 15.000 – 18.000 đồng/giờ trên địa bàn quận Cầu Giấy, quận Nam Từ Liêm hay huyện Đông Anh là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi không tiến hành tăng lương cho người lao động do mức lương tối thiểu vùng tăng và mức lương của người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng sẽ phải chịu khung hình phạt từ 20 - 30 triệu đồng đối với vi phạm từ 1 người đến 10 người lao động.
Thậm chí, những cơ sở kinh doanh này đã vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động khi tuyển dụng người lao động qua những thỏa thuận không giấy tờ. Theo đó, họ sẽ bị phạt tiền khi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên. Mức phạt có thể lên đến 25 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Luật sư Lê Danh Ước An (Công ty luật hợp danh Đại An Phát) cho biết: "Theo Điều 98 Luật Lao động 2019 quy định: Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày".
Căn cứ theo quy định trên thì vào lễ thì người lao động sẽ được nghỉ mà vẫn hưởng nguyên lương và cộng với ít nhất 300% theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm. Theo đó nhiều cơ sở kinh doanh đang vi phạm quy định về tiền lương, khung hình phạt cho hành vi này có thể lên tới 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Lễ hội Sống khỏe năm 2024 được thiết kế theo mô hình “Lễ hội văn hóa”, tích hợp đa yếu tố “5 trong 1”, sở hữu nhiều hoạt động trong khuôn khổ các lĩnh vực: Y tế, văn hóa, thể thao, du lịch và giải trí.
TPO - Sở Tư pháp Lâm Đồng đề nghị các tổ chức công chứng tại địa phương tạm dừng giao dịch tài sản ca sĩ Khánh Phương cùng 11 cá nhân và 1 doanh nghiệp để phục vụ công tác điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Cty CP Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam.
UBND phường Kim Tân (TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai) quyết định tạm dừng mọi hoạt động dạy và học của Nhóm trẻ lớp mầm non độc lập tư thục BBMC vì giáo viên ẩu đả trước mặt trẻ.
Ngay khi tiếp nhận thông tin vụ bắt cóc trẻ em ở TP Tân An (Long An), lực lượng công an 3 tỉnh, thành đã vào cuộc thận trọng, khẩn trương truy vết, nhanh chóng bắt nghi phạm, giải cứu bé gái an toàn.