ĐỜI SỐNG / Xã Hội

Thực hư bức ảnh học sinh vùng cao Quảng Nam ‘ăn cơm chỉ với thịt chuột’

Một bức ảnh chụp hộp cơm trắng kèm ‘con chuột’ được đăng trên mạng xã hội với nội dung ‘bữa cơm’ của học sinh vùng cao H.Nam Giang (Quảng Nam) đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Vậy, thực hư bức ảnh đó là như thế nào?

Thực hư bức ảnh học sinh vùng cao Quảng Nam ‘ăn cơm chỉ với thịt chuột’
Sáng 12.9, ông A Viết Sơn, Chủ tịch UBND H.Nam Giang cho biết xem hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội chụp hộp cơm trắng kèm ‘con chuột’, với nội dung bữa cơm của học sinh vùng cao H.Nam Giang. Sau khi tiếp nhận thông tin và hình ảnh này, huyện đã đề nghị Công an H.Nam Giang phối hợp với Công an tỉnh Quảng Nam xác minh, làm rõ hình ảnh và nội dung kèm theo này.
“Hiện nay cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ xem hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội là ở một trường học trên địa bàn huyện hay không”, ông Sơn nói.
“Không đúng sự thật”
Theo ông Sơn, trên địa bàn huyện đa số học sinh đều học bán trú, mà đã ở bán trú thì có chế độ Nhà nước trong việc ăn, ở bán trú. Ngoài ra, việc ăn ở bán trú đã có hội đồng cấp dưỡng nên đã niêm yết bữa ăn hàng tuần. Chính vì vậy, không có chuyện nhà trường tổ chức nấu ăn với thức ăn là 'thịt chuột'”.
Trong trường hợp, nếu có em không học bán trú mà gia đình cho ăn không đảm bảo chất dinh dưỡng và gia đình thực sự khó khăn thì huyện sẽ chỉ đạo tìm hiểu, hỗ trợ cho gia đình và học sinh đó ngay.
“Thực ra đối với đồng bào dân tộc thiểu số mình thì thịt chuột rừng là một 'đặc sản', mà lâu nay các ngày lễ, ngày tết đều tiếp khách bằng món ăn này vì nó có rất nhiều chất dinh dưỡng. Đối với văn hóa của người vùng cao thì việc ăn thịt chuột là bình thường”, ông Sơn nói.
Thực hư bức ảnh học sinh vùng cao Quảng Nam ‘ăn cơm chỉ với thịt chuột’
Bức ảnh chụp "bữa ăn của học sinh vùng cao Quảng Nam" đang lan truyền trên mạng - Ảnh: F.B.
Ông Sơn cũng khẳng định bài viết đăng tải trên mạng xã hội là không đúng sự thật, gây phản cảm trong công tác giáo dục. Mặt khác, việc đăng tải những hình ảnh và nội dung sai sự thật cũng ít nhiều ảnh hưởng đến ngành giáo dục của huyện, trong khi đó Nam Giang là một trong những huyện miền núi được Sở GD-ĐT đánh giá cao trong công tác dạy, học và ăn ở bán trú.
Vài ngày gần đây, trên mạng xã hội đang xôn xao trước hình ảnh hộp cơm thịt chuột được cho là của các em học sinh vùng cao tại H.Nam Giang, kèm với nội dung:
Không phải một bữa cơm đầy đủ thịt cá, không phải hộp cơm đẹp đẽ được mẹ chuẩn bị cẩn thận mỗi buổi sớm trước khi đến lớp
“Thực đơn” không hề có rau xanh, không có thịt cá mà chỉ là một hộp cơm nguội lạnh thế mà các em vẫn ăn một cách ngon miệng, nhìn vào những hình ảnh này thật khó ai có thể kiềm lòng. Đặc biệt, các em hầu hết đều là những học sinh lớp 1 lớp 2, thậm chí là mầm non.
Thực sự, các em học sinh ở những vùng sâu vùng xa, vùng miền núi khó khăn phải chịu rất nhiều thiệt thòi, bữa cơm đầy đủ thức ăn thịt rau cá củ quả hay một bữa ăn no thật sự là điều không dễ dàng. Nhìn cảnh các em ăn uống vui vẻ thật khiến nhiều người rơi nước mắt…
“Nét văn hóa của đồng bào dân tộc miền núi”
Sau khi hình ảnh đăng tải được cộng đồng mạng chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội, thu hút hàng chục nghìn lượt like, chia sẻ, bình luận, đa số ý kiến đều bày tỏ xót xa trước khó khăn của học sinh. Tuy nhiên nhiều người cũng hoài nghi về tính xác thực của bức ảnh này.
Nhiều bình luận cho rằng đối với bà con vùng cao “thịt chuột rẫy” là một món ăn “đặc sản”, nhiều người có tiền chưa chắc đã mua ăn được. Những món ăn giàu chất dinh dưỡng này bà con chỉ dành để tiếp đãi khách quý vào các dịp lễ lớn. Việc học sinh được ăn món ăn này cũng là một điều rất bình thường, chứ không thể gán ghép rằng quá khó khăn, thiếu thốn thì mới ăn thịt chuột.
Thực hư bức ảnh học sinh vùng cao Quảng Nam ‘ăn cơm chỉ với thịt chuột’
Nhiều nơi, thịt chuột trở thành món đặc sản. Ảnh: Internet 
Liên quan vấn đề này, ông Trần Ngọc Hùng, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin H.Nam Giang cũng khẳng định hình ảnh về hộp cơm trắng kèm thức ăn là “con chuột” cùng với nội dung đăng tải trên mạng xã hội nhiều điều không đúng sự thật.
“Việc đăng tải nội dung sai sự thật đã tác động rất xấu ở những người dùng mạng xã hội bình luận nhiều cái không đúng với những gì đang xảy ra tại địa phương. Hiện nay, đa số các cấp học trên địa bàn đều học bán trú nên thực đơn ăn uống được niêm yết, công khai rõ ràng”, ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, đối với người dân vùng cao, thịt chuột là một món ăn “đặc sản” của bà con địa phương. Đặc biệt, chuột rẫy thì rất nhiều chất dinh dưỡng nên trường hợp "nếu có" học sinh ăn thì việc này cũng chỉ là câu chuyện bình thường.
“Việc ăn thịt chuột là một nét văn hóa của bà con đồng bào dân tộc miền núi, bởi các lễ cưới, mừng nhà mới thì họ 'chiêu đãi' món thịt chuột là bình thường”, ông Hùng thông tin thêm.

ĐỜI SỐNG / Xã Hội

Lễ hội Sống khỏe 2024 tại TP.HCM kỳ vọng đón 10.000 khách dịp 30/4 - 1/5

Lễ hội Sống khỏe năm 2024 được thiết kế theo mô hình “Lễ hội văn hóa”, tích hợp đa yếu tố “5 trong 1”, sở hữu nhiều hoạt động trong khuôn khổ các lĩnh vực: Y tế, văn hóa, thể thao, du lịch và giải trí.

Người đàn ông và con 3 tháng tuổi chết tư thế treo cổ

Khi người vợ đi chợ về nhà thì thấy chồng cùng con gái 3 tháng tuổi chết trong tư thế treo cổ.

Lâm Đồng tạm dừng thực hiện giao dịch tài sản của ca sĩ Khánh Phương và nhiều người khác

TPO - Sở Tư pháp Lâm Đồng đề nghị các tổ chức công chứng tại địa phương tạm dừng giao dịch tài sản ca sĩ Khánh Phương cùng 11 cá nhân và 1 doanh nghiệp để phục vụ công tác điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Cty CP Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam.

Tạm dừng hoạt động cơ sở mầm non có giáo viên ẩu đả trước mặt trẻ

UBND phường Kim Tân (TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai) quyết định tạm dừng mọi hoạt động dạy và học của Nhóm trẻ lớp mầm non độc lập tư thục BBMC vì giáo viên ẩu đả trước mặt trẻ.

6 giờ vây bắt nghi phạm bắt cóc bé gái 3 tuổi đòi tiền chuộc 2 tỷ đồng

Ngay khi tiếp nhận thông tin vụ bắt cóc trẻ em ở TP Tân An (Long An), lực lượng công an 3 tỉnh, thành đã vào cuộc thận trọng, khẩn trương truy vết, nhanh chóng bắt nghi phạm, giải cứu bé gái an toàn.