Bị "thao túng tâm lý online", nam bác sĩ mất 360 triệu đồng chỉ trong vòng 1 nốt nhạc
Theo dõi MoliStar.com trên
Nam bác sĩ bị lừa hơn 360 triệu đồng vì tin tưởng hình thức vay qua mạng. Với những chiêu thức tinh vi, đánh vào tâm lý của nạn nhân, công ty tài chính S.H đã khiến "con mồi" dễ dàng sụp bẫy.
Những chiêu thức lừa đảo qua mạng hay thông qua những đường liên kết chứa mã độc nhầm tấn công, lấy thông tin tài khoản ngân hàng của nhiều nạn nhân đã quá quen thuộc. Những người đang cần số tiền lớn dễ dàng trở thành "con mồi" của nhiều kẻ gian, muốn trục lợi bất chính.
Chiều 8/2, một tài khoản có tên D.M.T đã đăng tải dòng trạng thái chia sẻ về câu chuyện của bản thân, khi anh T vô tình trở thành nạn nhân của một tổ chức lừa đảo chuyên cho vay tiền. Theo đó, anh thừa nhận do bản thân thiếu hiểu biết, cần số gấp một số tiền lớn nên phải vay mượn theo hình thức tải ứng dụng online. Hậu quả, anh T bị lừa 360 triệu đồng chỉ trong một đêm.
Với những lời hứa chắc như đinh đóng cột nên nạn nhân dễ dàng trao niềm tin đến công ty tài chính này.
Do không muốn làm phiền người thân và không muốn mất thời gian thẩm định từ ngân hàng để thực hiện các khoản vay vốn, anh tìm cách thuê thông qua một công ty tài chính có tên S.H trên mạng. Với nhiều lời cảm kết chắc nịch như không mất thời gian, lãi suất thấp, giải ngân nhanh nên anh T tin tưởng. Anh T tra được mã số thuế công ty tài chính S.H nên yên tâm đăng ký vay tiền.
Công ty tài chính này duyệt hồ sơ vay của anh T nhanh chóng.
Sau khi khoản vay được phê duyệt, anh T bấm nút tải từ ví điện tử của công ty này về điện thoại thế nhưng tài khoản bị lỗi. Liên hệ với anh D. - nhân viên chăm sóc khách hàng của công ty tài chính, người này lý giải vì anh T nhập sai số tài khoản nên thao tác bị lỗi.
Do lúc cần tiền gấp anh T không nhận ra một chi tiết quan trọng là công văn này không đồng nhất về logo và thời gian khi thực hiện giao dịch đã ngoài giờ hành chính nhưng công văn được ký kết chỉ trong vòng chưa đầy 1 giờ đồng hồ.
Sau đó, anh D. gọi điện anh T yêu cầu nộp 20 triệu đồng phí ủy quyền để chỉnh sửa lỗi sai trên. Để lấy lòng tin, anh D. còn chụp giấy tờ có mộc đỏ khiến anh T tin răm rắp và thực hiện giao dịch ngay trong đêm. Khi chuyển khoản, anh D. dặn dò nạn nhân phải nhập đúng thông tin, cú pháp chuyển khoản.
Anh T cẩn trọng hỏi từng chữ trong nội dung chuyển khoản nhưng nhân viên công ty tài chính vẫn thông báo cú pháp chuyển tiền sai. Nhân viên này yêu cầu anh T phải chuyển tiền để sửa lỗi.
Thế nhưng, sau đó anh D. gọi điện thông báo với anh T rằng nội dung chuyển khoản đã sai. Anh T cho biết đã sao chép toàn bộ theo tin nhắn từ nhân viên chăm sóc khách hàng của công ty S.H nhưng vẫn sai. Anh D. yêu cầu phải chỉnh sửa và tiếp tục gửi 40 triệu đồng để chỉnh sửa thông tin, khẳng định số tiền sẽ được hoàn lại sau khi khoản vay được giải ngân.
Anh T tra được mã số thuế của công ty này thế nhưng đây chỉ là thông tin giả mạo.
Theo chia sẻ từ nạn nhân cho biết: "Anh D. đưa điện thoại cho 1 anh bên phòng ủy quyền, anh này mắng mình té tát bảo sao không làm đúng hướng dẫn. Đến đoạn này gần như là mình đã bị thao túng hoàn toàn, mọi sự đều trăm sự nhờ D. và mọi người. Khi tiền đã đổ về ví điện tử đầy đủ cả khoản vay và 60 triệu đồng ủy quyền khi nãy, mình yên tâm nhấn vào nút 'Rút tiền về tài khoản liên kết'. Tèn ten! Bạn đã vi phạm hợp đồng".
Người đàn ông tên D. gọi điện và trách mắng anh T vì thực hiện sai cách thức rút tiền. Anh Luật - người cùng công ty S.H khác tiếp tục gọi điện thoại cho nạn nhân, yêu cầu chuyển thêm 100 triệu đồng để giải quyết vấn đề về thuế, các vấn đề liên quan đến ngân hàng.
Anh T liên tục yêu cầu chuyển tiền nhưng không nhận thấy sự bất thường.
Lúc này anh T đã lo sợ nhưng vẫn cố gắng xoay sở kiếm mọi cách để kiếm đủ tiền thực hiện theo lời của người tự xưng là nhân viên công ty S.H. Với tâm lý lo sợ, tin tưởng vào công ty S.H sẽ hoàn đủ lại tiền như đã hứa, nạn nhân mượn tiền từ người thân, bạn bè để đủ số tiền 100 triệu đồng.
Sau đó, nạn nhân liên tục thực hiện sai cú pháp, vẫn chiêu thức cũ, anh D. và anh Luật tiếp tục ép nạn nhân chuyển tiền với tổng 2 lần thực hiện giao dịch là 200 triệu đồng. Tổng cộng, anh T - nạn nhân bị lừa đảo đã thực hiện 5 giao dịch chuyển tiền liên tiếp cho công ty S.H với tổng số tiền 360 triệu đồng.
Không vay được tiền, anh T còn bị nhân viên này gây áp lực và có những lời lẽ thô lỗ.
Cuối cùng, khi một nhân viên thứ 3 của công ty tài chính này gọi điện yêu cầu nhắc nhở về việc lấy mã OTP thì anh T mới tá hỏa nhận ra mình đã bị lừa với số tiền lớn.
Anh T cho biết sau vụ việc, đã trình báo lực lượng chức năng nhưng xác suất để lấy lại tiền đã mất thì rất thấp. Nạn nhân thông tin thêm đã bị phía công ty tài chính S.H đe dọa sẽ tìm người đến tận nhà để xử lý, ép buộc phải nộp thêm 200 triệu đồng.
Nạn nhân cho biết khi chia sẻ thông tin này lên mạng xã hội chắc chắn sẽ vấp phải nhiều ý kiến trái chiều nhưng đây là lời cảnh báo đến mọi người. Anh cũng không biết tại sao lúc trò chuyện cùng những nhân viên của công ty tài chính lại mất tỉnh táo và liên tục thực hiện các giao dịch chuyển khoản.
Tổng số tiền mà anh T bị lừa lên đến 360 triệu đồng.
WITH Project đã tổ chức thành công AFTERGLOW - sự kiện đầu tiên của mùa hoạt động thứ 5 - với bốn hoạt động chính bao gồm: Hoạt động Tư vấn, Triển lãm Tương tác, WITHSchool Game và Hoạt động Thủ công: Làm đồ DIY mở rộng.
Triển lãm "Sáng đạo trong đời" quy tụ 51 tác phẩm độc đáo của 12 nghệ sĩ tài hoa trong lĩnh vực hội họa, mở ra một không gian nghệ thuật lan toả truyền thống văn hóa và ý nghĩa của Phật giáo.
Lễ hội Sống khỏe năm 2024 được thiết kế theo mô hình “Lễ hội văn hóa”, tích hợp đa yếu tố “5 trong 1”, sở hữu nhiều hoạt động trong khuôn khổ các lĩnh vực: Y tế, văn hóa, thể thao, du lịch và giải trí.