ĐỜI SỐNG / Xã Hội

Thảm họa hơn 150 người chết ở Hàn Quốc, làm sao để tránh mắc kẹt ở các lễ hội?

Lễ hội Halloween ở quận Itaewon, Seoul (Hàn Quốc) tối 29/10 bỗng trở thành thảm họa khi đã có ít nhất 150 người thiệt mạng. Vậy làm sao để tránh rủi ro tại các lễ hội đông người là điều ai cũng nên lưu ý.

Thảm họa hơn 150 người chết ở Hàn Quốc, làm sao để tránh mắc kẹt ở các lễ hội?
Ngay trong đêm xảy ra vụ việc đau thương ở quận Itaewon, khu vực sầm uất nhất thủ đô Seoul (Hàn Quốc) vào tối 29/10, TS Nguyễn Ngọc Huy (FB Huy Nguyen) đã có bài viết nhìn nhận, chia sẻ, cũng như cảnh báo tránh rủi ro trong lễ hội đông người.
VietNamNet xin đăng tải bài viết để bạn đọc có thể tham khảo và rút kinh nghiệm cho riêng mình.
Đêm 29/10 là một đêm đau thương với người dân Hàn Quốc khi thảm họa xảy ra với các nạn nhân tại lễ hội Halloween. Theo Reuters, số nạn nhân tử vong đã lên đến hơn 150 người và 150 người khác bị thương. Con số thương vong có thể chưa dừng lại vì vẫn chưa thống kê hết. Tôi cầu mong những người bị thương có thể được phục hồi và con số thương vong dừng lại. 
Halloween 2022 là một lễ hội được chờ đợi ở Seoul vì đây là lễ hội lớn đầu tiên sau đại dịch với sự tham gia của khoảng 100.000 người, đa số là người trẻ. Đó là con số ước chừng của nhà tổ chức, nhưng thực tế là không có cách nào để đếm được số người tham dự một lễ hội được tổ chức ngoài trời trên đường phố. 
Tôi theo dõi các clip và hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội và các báo điện tử của Hàn Quốc thời điểm trước và trong khi thảm họa xảy ra thì thấy rằng, đã không có sự giẫm đạp mà là do bị MẮC KẸT và CHÈN ÉP. 
Số người bị ngưng tim sau đó tử vong tại một con phố gần khách sạn Hamilton, nơi mà dòng người đổ về từ hai hướng và mắc kẹt tại đây. Những clip được quay từ các tòa nhà lân cận cho thấy, dòng người đi từ 2 hướng của con phố và đụng nhau ở một điểm.
Tại đây những người ở tốp đầu không thể di chuyển tiếp và những người phía sau liên tục dồn lên. Những người ở phía sau có lẽ không biết được rằng phía trước không còn lối đi nhưng họ vẫn cố dồn về phía đám đông với một mục tiêu là đi qua con phố hoặc đi để được chứng kiến thứ gì đó ở con phố đó. Vào thời điểm đó, nếu có 2 tốp cảnh sát phối hợp kiểm soát ở 2 đầu con phố để hạn chế dòng người đi vào khu vực này cùng thời điểm, thảm họa có lẽ đã không xảy ra. 
Khi đoàn người từ 2 phía dồn lại 1 điểm, dù trong trật tự, thì cũng tạo ra một sức nén rất lớn ở khu vực giao nhau. Sức nén này sẽ ép những người ở giữa với một lực nén từ từ nhưng lớn dần. Trong cùng một thời điểm, những người ở khu vực trung tâm vừa bị CHÈN ÉP, vừa bị MẮC KẸT, vừa THIẾU OXI và NGẤT XỈU. Khi một vài người ngất xỉu ngã xuống sẽ tạo ra sự HOẢNG LOẠN khiến nhiều người ngất xỉu theo. Đây là hội chứng tâm lý dây chuyền khiến nhiều người ngả rạp xuống và họ trở thành các chướng ngại vật khiến đám đông càng bị mắc kẹt lại với nhau. 
Làm sao để tranh rủi ro tại các lễ hội đông người?
Thảm họa xảy ra ở các lễ hội đông người không hiếm gặp vì nơi quá đông người luôn tiềm ẩn những rủi ro mất kiểm soát. Gần đây nhất là thảm kịch ở Indonesia tại một sân bóng đá khiến 127 người tử vong. Nguyên nhân bắt đầu từ sự xung đột giữa nhóm cổ động viên và cảnh sát, nhưng nguyên nhân dẫn đến nhiều người tử vong lại là do nhiều người hoảng loạn khi có tiếng súng hơi cay. Họ cùng đổ dồn về phía cổng ra vào. Họ mắc kẹt tại cổng và đã đạp lên nhau. 
Các rủi ro đó hoàn toàn có thể xảy ra ở các lễ hội về tôn giáo, lễ hội chào năm mới, nơi tổ chức show diễn ca nhạc quy mô lớn và cả ở các sự kiện thể thao. 
Việc kiểm soát các rủi ro để hạn chế thảm họa đều cần cả hai phía, đơn vị tổ chức và người tham gia. 
Về phía đơn vị tổ chức cần phân làn di chuyển 1 chiều để tránh việc tất cả các ngã rẽ đều di chuyển về cùng 1 tụ điểm. Cần lập các chốt để kiểm soát số lượng người di chuyển vào khu vực trung tâm sự kiện hoặc khu vực đang có quá đông người. 
Không nên tổ chức sự kiện đông người ở nơi có nhiều ngả đường dồn về. Nếu có thì chỉ cho dòng người đi vào một hướng và đi ra ở hướng khác. 
Người tham gia lễ hội nếu đang mắc kẹt ở đám đông, tránh việc la hét, tránh việc tạo ra tiếng nổ, tránh việc phao tin giả về một sự cố nghiêm trọng giữa đám đông. Chẳng hạn giữa nơi đám đông đang chèn ép nhau mà nghe một tiếng nổ lớn, nghe tin giả có chất độc, ngay lập tức đám đông sẽ mất kiểm soát. 
Và điều quan trọng nhất với người tham gia: Nếu thấy đám đông đang quá đông, nên tản ra. Đừng tiếp tục đi vào đó. 

ĐỜI SỐNG / Xã Hội

Xúc động trước tấm lòng học sinh ở Cần Thơ: Đập heo đất, chung tay quyên góp giúp các bạn vùng lũ

Nhóm học sinh ở Cần Thơ đập heo đất, góp 290 phần quà gửi đến bạn học sinh khó khăn tại các vùng chịu ảnh hưởng của bão lũ.

Lễ hội Sống khỏe 2024 tại TP.HCM kỳ vọng đón 10.000 khách dịp 30/4 - 1/5

Lễ hội Sống khỏe năm 2024 được thiết kế theo mô hình “Lễ hội văn hóa”, tích hợp đa yếu tố “5 trong 1”, sở hữu nhiều hoạt động trong khuôn khổ các lĩnh vực: Y tế, văn hóa, thể thao, du lịch và giải trí.

Người đàn ông và con 3 tháng tuổi chết tư thế treo cổ

Khi người vợ đi chợ về nhà thì thấy chồng cùng con gái 3 tháng tuổi chết trong tư thế treo cổ.

Lâm Đồng tạm dừng thực hiện giao dịch tài sản của ca sĩ Khánh Phương và nhiều người khác

TPO - Sở Tư pháp Lâm Đồng đề nghị các tổ chức công chứng tại địa phương tạm dừng giao dịch tài sản ca sĩ Khánh Phương cùng 11 cá nhân và 1 doanh nghiệp để phục vụ công tác điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Cty CP Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam.

Tạm dừng hoạt động cơ sở mầm non có giáo viên ẩu đả trước mặt trẻ

UBND phường Kim Tân (TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai) quyết định tạm dừng mọi hoạt động dạy và học của Nhóm trẻ lớp mầm non độc lập tư thục BBMC vì giáo viên ẩu đả trước mặt trẻ.