Tâm sự của chàng trai phải trả góp tiền mua điện thoại cho người yêu cũ
Theo dõi MoliStar.com trên
Chia tay 3 tháng, tôi vẫn phải làm quần quật để trả góp tiền mua điện thoại cho người yêu cũ.
Khi yêu, ai cũng muốn mang đến cho người mình yêu những điều tốt đẹp nhất. Tôi cũng như vậy dù không giàu có.
Tôi làm công nhân, 18 tuổi rời gia đình vào Nam lập nghiệp. Cuộc sống khốn khó rèn luyện tôi thành chàng trai cứng cỏi.
Tôi tự thấy bản thân lọc lõi, khôn khéo hơn nhiều người cùng tuổi. Thế nên, tôi chưa từng nghĩ mình sẽ rơi vào tình huống thua thiệt.
Thế nhưng, lần này lại khác, tôi trở thành con rối khi biết yêu. Người yêu của tôi cũng làm công nhân. Em không có ngoại hình xinh đẹp nhưng nét đẹp rất mặn mà, chất phác.
Tôi bị chính nét hiền dịu, thôn quê của em che mắt, thiếu sáng suốt trong cuộc tình. Trong suốt 1 năm yêu nhau, em thường đặt tôi vào các tình huống khó xử, phải giải quyết bằng tiền.
Ví dụ, một lần đi chơi cùng tôi, em bỗng nhận được điện thoại rồi òa khóc. Em nói mẹ bị bệnh nặng, nhập viện ở quê nhưng em không có tiền gửi về.
Thương em, tôi đưa em 5 triệu đồng, bảo gửi nhanh cho người thân. Em tỏ vẻ cảm động, hứa sẽ trả lại cho tôi. Tôi xác định lo cho em nên cũng quên hẳn món tiền ấy, còn em thì chưa khi nào nhắc lại.
Một lần khác, em tâm sự chuyện nhà bố mẹ ở quê xập xệ, không chống được mưa cũng chẳng che được nắng. Em muốn gửi tiền về quê, giúp bố mẹ sửa nhà. Thế nhưng, em chỉ có 5 triệu đồng, số tiền quá ít, không đủ trang trải việc sửa sang nhà cửa.
Lúc này, tôi quen em đã hơn 8 tháng, cả hai từng bàn đến chuyện lâu dài. Vì vậy, tôi không nghĩ nhiều, đưa thêm cho em 10 triệu đồng. Đó là số tiền tôi tích góp trong gần 1 năm làm việc.
Chưa dừng lại, khoảng 1 tháng sau đó, em có đánh tiếng là điện thoại hỏng, muốn mua một cái khác có nhiều chức năng hơn.
Em đăng ảnh một chiếc điện thoại đắt tiền lên trang cá nhân, kèm dòng tâm sự: “Cuộc đời mình chưa bao giờ có phép màu xảy ra. Nghèo vẫn nghèo, chỉ biết ước…”.
Dưới bài đăng của em, nhiều cô bạn gái vào bình luận: “Người yêu đâu mà phải ước”, “Ước khó quá chắc anh yêu không thực hiện được đâu”…
Tôi có cảm giác những bình luận này đều đổ dồn, áp lực lên tôi. Tiền tích góp không còn, tôi chẳng còn cách nào phải mua hàng trả góp.
Chắt mót, tính toán tới lui, tôi quyết định mua trả góp một chiếc điện thoại có giá hơn 15 triệu đồng. Mỗi tháng trả góp hơn 1,5 triệu đồng nên tôi phải sống tằn tiện hơn trước.
Tôi ít hẹn em đi chơi, ăn uống. Những dịp lễ khác, tôi không đủ tiền mua quà cho em nên cũng tìm cách tránh mặt, báo bận việc. Thế là, em giận dỗi, không nói chuyện, hỏi han.
Áp lực tiền bạc khiến tôi mệt mỏi, không còn đủ sức dỗ dành em nữa. Cứ như thế khoảng 2 tháng, em nhắn tin chia tay. Tôi khá sốc, cố tìm cách níu kéo. Thế nhưng, em nói tôi không đủ khả năng lo lắng cho em.
Tổn thương, tôi chấp nhận buông tay. Trong lúc chán nản, thất tình, tôi lại nhận được điện thoại nhắc nợ của cửa hàng bán điện thoại. Tôi ngớ người, món nợ này phải giải quyết ra sao.
Tôi đề nghị em cùng tôi giải quyết món tiền mua điện thoại trả góp. Thế nhưng, em lạnh lùng đáp: “Họ tìm anh đòi thì anh lo mà trả. Tôi không liên quan, cũng chẳng ép anh mua tặng”.
Lúc này, tôi mới bừng tỉnh. Thì ra, bao lâu nay, tôi cứ nghĩ mình thông minh, già dặn, trải đời nhưng không thể qua được “ải mỹ nhân”.
Hiện tại, dù rất ấm ức nhưng tôi vẫn phải nai lưng ra làm việc, trả món nợ dại gái mà ra.
Lễ hội Sống khỏe năm 2024 được thiết kế theo mô hình “Lễ hội văn hóa”, tích hợp đa yếu tố “5 trong 1”, sở hữu nhiều hoạt động trong khuôn khổ các lĩnh vực: Y tế, văn hóa, thể thao, du lịch và giải trí.
TPO - Sở Tư pháp Lâm Đồng đề nghị các tổ chức công chứng tại địa phương tạm dừng giao dịch tài sản ca sĩ Khánh Phương cùng 11 cá nhân và 1 doanh nghiệp để phục vụ công tác điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Cty CP Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam.
UBND phường Kim Tân (TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai) quyết định tạm dừng mọi hoạt động dạy và học của Nhóm trẻ lớp mầm non độc lập tư thục BBMC vì giáo viên ẩu đả trước mặt trẻ.