Trong ngày 5/1 và đến 6/1 các lực lượng cứu hộ có mặt xuyên suốt tại hiện trường nhưng việc cứu hộ vẫn chưa hoàn tất do khó khăn kỹ thuật, kết cấu địa hình phức tạp cũng như các phương án đưa ra đang gặp trở ngại.
Để hỗ trợ công tác tìm kiếm thi thể Hạo Nam, chiều 5/1 các chuyên gia Nhật Bản được mời đến hiện trường để khảo sát, đánh giá hiện trạng để đưa ra giải pháp tốt nhất để sớm đưa thi thể bé trai lên mặt đất. Tuy nhiên, do thiếu năng lực và trang thiết bị chuyên dụng nên công tác đưa thi thể bé trai 10 tuổi về với gia đình vẫn còn chậm.
Lực lượng cứu hộ gặp khó khi địa chất tại hiện trường của vụ việc bé trai rơi xuống trụ bê tông có kết cấu phức tạp.
Ông Đoàn Tấn Bửu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết lực lượng chức năng đã phối hợp thực hiện phương án đưa thiết bị xuống lồng trụ bê tông, khi đưa xuống được khoảng 30m thì phát hiện khối đất đá có độ nén chắc, thiết bị đưa xuống có phần hạn chế nên kết quả chưa được mong muốn. Cùng với đó, do khối đá nặng, nén quá chặt nên đơn vị chưa đưa lên được.
Trước đó, trong ngày đầu cứu hộ, lực lượng chức năng cũng đã đưa thiết bị dò tìm nạn nhân xuống trụ bê tông nhưng đến độ sâu 8m phát hiện chỉ toàn bùn và đất đá.
Đại diện tỉnh Đồng Tháp cho biết sẽ không bỏ cuộc và cố gắng đưa thi thể Hạo Nam về nhà sớm nhất có thể.
Lý giải về lượng đất đá trong ống trụ bê tông, ông Đoàn Tấn Bửu cho biết do lúc em bé rơi xuống có đất đá rơi theo. Trong quá trình triển khai thi công trước đó, quá trình đặt trụ, búa nén để đặt thiết bị làm đất từ các khớp nối tràn vào chứ không phải đất đá rơi từ miệng trụ vào.
Đến 6/1, ông Bửu cho biết dù có khó khăn và tốn kém nhiều kinh phí nhưng phải làm đến cùng và sẽ không bỏ cuộc. Theo đề xuất từ các chuyên gia đến từ Nhật Bản, lực lượng sẽ dùng ống thép đường kính lớn hơn cọc bêtông đưa xuống độ sâu 24 m, tiếp tục lấy hết đất bên trong ra. Sau đó, cứu hộ sẽ đưa dây cáp xuống buộc vào ba đầu cọc cạnh các mối nối (24m, 12m và đầu cọc gần mặt đất nhất) kết nối thành một trục cùng với trụ thép dựng thẳng bên cạnh tạo thành lực kéo thẳng bằng kích thủy lực.
Đã có hơn 350 người tham gia cứu hộ bé trai 10 tuổi, song đến chiều 6/1 vẫn chưa thể rút trụ bê tông lên mặt đất.
Theo xác nhận của Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, hiện nay địa phương đang huy động thêm một số phương tiện, máy móc, trong đó có cần cẩu 120 tấn từ nơi khác đến hiện trường. Tuy nhiên, do địa hình đồng ruộng nên việc vận chuyển thiết bị gặp nhiều khó khăn.
WITH Project đã tổ chức thành công AFTERGLOW - sự kiện đầu tiên của mùa hoạt động thứ 5 - với bốn hoạt động chính bao gồm: Hoạt động Tư vấn, Triển lãm Tương tác, WITHSchool Game và Hoạt động Thủ công: Làm đồ DIY mở rộng.
Triển lãm "Sáng đạo trong đời" quy tụ 51 tác phẩm độc đáo của 12 nghệ sĩ tài hoa trong lĩnh vực hội họa, mở ra một không gian nghệ thuật lan toả truyền thống văn hóa và ý nghĩa của Phật giáo.
Lễ hội Sống khỏe năm 2024 được thiết kế theo mô hình “Lễ hội văn hóa”, tích hợp đa yếu tố “5 trong 1”, sở hữu nhiều hoạt động trong khuôn khổ các lĩnh vực: Y tế, văn hóa, thể thao, du lịch và giải trí.