Từ khi chào đời, Taylor Muhl có một điều đặc biệt là nửa bên trái và nửa bên phải có màu da hoàn toàn khác nhau. Đến khi trưởng thành, cô mới biết mình là “human chimera”, gọi là thể khảm. Có nghĩa là cô và người chị em sinh đôi đã mất của cô đã hợp nhất với nhau ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Theo Muhl, tình trạng này hiếm gặp đến mức mới chỉ có khoảng 100 trường hợp được xác nhận trên toàn thế giới.
Mặc dù có rất ít trường hợp được công bố cho đến nay, người ta ước tính rằng tình trạng này có thể tồn tại ở 10% dân số. Điều này được chỉ ra bởi những phát hiện cho thấy trong 30% ca sinh các xét nghiệm ban đầu cho thấy dấu hiệu sinh đôi, mặc dù chỉ có một em bé được sinh ra. Đây được gọi là hội chứng sinh đôi biến mất.
John Butler, một thành viên tại Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia và là chủ tịch của Hiệp hội Di truyền Pháp y cho rằng ngày nay, chúng ta có thể thấy những người mang gen thể khảm thường xuyên hơn vì sự gia tăng toàn cầu về số trẻ sinh ra thông qua công nghệ IVF - hơn 8 triệu trong hai thập kỷ qua. Thông thường, nhiều hơn một phôi được cấy vào cơ thể người mẹ trong các phương pháp điều trị sinh sản, điều này làm tăng khả năng hợp nhất của các phôi. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra các vấn đề pháp lý trong xét nghiệm huyết thống, từ tiền cấp dưỡng cho đến ly hôn cho đến các trường hợp hy hữu. Chẳng hạn như một người mẹ ở bang Washington  suýt mất con sau khi xét nghiệm di truyền cho thấy cô không phải là mẹ ruột của những đứa con mình.