CINE / Truyền Hình

Xem "Giấc mơ của mẹ" mà thấm thía: "Qua rồi cái thời cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó"

Thủ vai bà Thanh, người mẹ tần tảo trong "Giấc mơ của mẹ", NSND Hồng Vân có những chia sẻ thật lòng về vai diễn “dễ ghét” của mình.

Xem "Giấc mơ của mẹ" mà thấm thía: "Qua rồi cái thời cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó"
Nhân vật Thanh trong Giấc mơ của mẹ là người phụ nữ nghèo, ít học, thuộc tầng lớp bình dân trong xã hội hiện đại. Một hình ảnh mang tính đại chúng, tồn tại nhiều trong thực tế. Nhân vật chịu ảnh hưởng của dòng chảy quá khứ, của tư tưởng cũ, là kiểu truyền thống được mặc định trong xã hội Việt Nam từ đời này sang đời khác. Điều này giải thích vì sao bà Thanh luôn muốn truyền tải tư tưởng mặc định đó đến thế hệ sau. 
Xem Giấc mơ của mẹ mà thấm thía: Qua rồi cái thời cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó
Lối suy nghĩ truyền thống này có thể sẽ đúng trong thời đại trước, nhưng chưa chắc đã phù hợp trong xã hội thực tại. Dưới sự áp đặt tư tưởng của một người mẹ như bà Thanh, rất dễ sẽ dẫn đến hai hệ quả cho con cái. Một là sẽ nương theo mẹ, hai là sẽ phản kháng lại điều đó.
Cách truyền tải của một người mẹ ít kiến thức, học vấn sẽ khác với những người mẹ tri thức. Đối với ba người con được ăn học đàng hoàng sẽ khó để tiếp nhận lý lẽ của bà. Bên cạnh rào cản thế hệ, rào cản về tư duy và hiểu biết khiến sự quan tâm của nhân vật trở thành sự áp đặt, từ đó dẫn đến xung đột. Câu chuyện tư tưởng trở nên khó dung hòa khi áp dụng sai thời điểm dù nó xuất phát từ tình thương. Đúng đối tượng truyền đạt là một chuyện, để con cái hiểu và làm theo thì các bậc cha mẹ cũng cần thời gian để tiếp nhận cái mới. 
Xem Giấc mơ của mẹ mà thấm thía: Qua rồi cái thời cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó
Xem Giấc mơ của mẹ mà thấm thía: Qua rồi cái thời cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó
Đứng trên lập trường là một người mẹ và là người hiểu nhất về vai bà Thanh, NSND Hồng Vân đã có những chia sẻ cá nhân về tư duy truyền thống của nhân vật. Nữ nghệ sĩ cho biết: “Suy nghĩ truyền thống là vết hằn sâu trong tư duy của bà Thanh. Vì quá thương con nên thành ra không bao giờ muốn con lặp lại bất kỳ những gì mà mình từng trải qua. Qua bộ phim này, các bậc phụ huynh sẽ thấy câu nói ‘cha mẹ sinh con, trời sinh tính’ rất đúng. Đó là lời của ông bà xưa nhưng ‘trời’ ở đây là tác động của môi trường, của xã hội, của những nơi con cái sinh sống và làm việc. Sự tác động này sẽ tạo ra tính cách, hành vi của mỗi con người”.  
Nếu như ông Quốc gọi vợ là “em” xưng “anh”, thì bà Thanh chỉ dùng cách xưng hô duy nhất là "ông-tui”. Điều đó cũng đã thể hiện phần nào địa vị của gia đình trong phim. Nhân vật Thanh đóng vai trò trụ cột của gia đình cả về tinh thần lẫn kinh tế. Những người phụ nữ như bà trong xã hội hiện nay không hiếm và kiểu gia đình trong bộ phim khá đại trà. Khi người mẹ là trụ cột, họ ảnh hưởng và chi phối không chỉ đến nền tảng hạnh phúc gia đình mà còn là câu chuyện hôn nhân của con cái. 
Trong trường hợp của bà Thanh, bà không muốn con gái Trà My (Diễm My 9x) dẫm vào vết xe đổ như bà đã từng. Cưới chồng nghèo, cưới con một, gánh vác cả gia đình chồng là những vất vả mà một người mẹ như bà không muốn lặp lại ở đời con cái. 
Tương tự, bà Thanh cũng áp đặt lối suy nghĩ tự cho là đúng đó lên con út Kiên Cường (Trần Ngọc Vàng). Bà không muốn con trai rơi vào cảnh không “môn đăng hộ đối”, làm rể nhà giàu rồi cả đời bị xem thường. Sống ngẩng cao đầu, vì con cái mình sinh ra không thua thiệt với bất cứ ai là quan điểm mà nhiều người mẹ hướng con nên sống. 
Xem Giấc mơ của mẹ mà thấm thía: Qua rồi cái thời cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó
Không quy chụp tất cả cha mẹ trên đời đều là những người thích áp đặt, quan điểm mà Giấc mơ của mẹ đưa ra chỉ phản ánh một lát cắt nhỏ trong xã hội hiện đại - nơi có sự giao thoa của nhiều thế hệ đang sinh sống. Theo NSND Hồng Vân, trước khi áp đặt hay cho con bất cứ lời khuyên nào trong cuộc sống, các bậc phụ huynh nên lắng nghe và hiểu con mình trước.  
Nữ nghệ sĩ bày tỏ quan điểm đúc kết được sau bộ phim: “Đến lúc trưởng thành, khi con cái tìm được một nửa của mình rồi thì chúng bắt buộc phải bảo vệ cho nửa kia. Đây cũng là thời điểm con cái quyết định được cuộc sống, những suy nghĩ riêng. Nhất là trong thời đại 4.0, phải thừa nhận là các con giỏi hơn mình, kinh nghiệm không bằng nhưng tư duy giỏi hơn rất nhiều. Phải hiểu để đừng áp đặt con, hãy cho con quyền sống theo những gì con cho là đúng. Mình nên định hướng thôi chứ không được áp đặt”.
Với nữ nghệ sĩ, nhân vật bà Thanh có màu sắc gần giống với mình ở ngoài đời thực. Cũng từ nhân vật này, NSND Hồng Vân đã nhận ra nhiều quan điểm sống mới cần phải tiếp thu trong mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ trong thời đại 4.0. 
Giấc mơ của mẹ được phát sóng miễn phí lúc 20h trên VieON, kênh truyền hình Vie Channel – HTV2 và 21h kênh Vie GIẢITRÍ.

CINE / Truyền Hình

Live NSƯT Hạnh Thúy khen ngợi sao nhí 5 tuổi, Ngọc Lan bất lực vì bị vai của Quỳnh Lương “thao túng tâm lý”

Sao nhí 5 tuổi của “Hạnh phúc bị đánh cắp” được NSƯT Hạnh Thúy, Hồng Ánh hết lời khen ngợi nhờ sự chuyên nghiệp và thông minh.

"Không thời gian" - Bộ phim về người lính có quy mô hoành tráng, quy tụ dàn diễn viên đa thế hệ

Chiều 12/11, bộ phim "Không thời gian" đã có buổi họp báo ra mắt tại Hà Nội. Đây là dự án đặc biệt được Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất.

Văn Anh gặp khó khăn khi đóng phim ngoại tình: “Là người của showbiz, phải giữ hình tượng trước công chúng”

“Tiểu tam không có lỗi?” chạm mốc 20 triệu lượt xem trên các nền tảng, Quốc Huy nói về cảnh thân mật với bạn diễn, Văn Anh khó khăn khi diễn vai người của công chúng.

Ra mắt "Tiểu tam không có lỗi": Ê-kíp khẳng định phim "twist chồng twist", Thanh Thúy cũng có "bồ nhí"

Dàn diễn viên của bộ phim "Tiểu tam không có lỗi?" đã thẳng thắn đưa ra những quan điểm về người thứ ba trong mối quan hệ hôn nhân.

Phim "Tiểu tam không có lỗi?": Thanh Thúy đóng vai phụ, Kim Nhã trở lại màn ảnh sau 2 tháng sinh con

Kim Nhã tiếp tục hoạt động nghệ thuật sau khi sinh con, Thanh Thúy chia sẻ lý do tham gia "Tiểu tam không có lỗi?" dù đóng vai phụ.