Có thể nói
O Sen Ngọc Mai đang là nữ ca sĩ nhận được sự quan tâm hàng đầu của khán giả hiện nay sau khi xuất sắc giành giải quán quân
The Masked Singer Vietnam -
Ca sĩ mặt nạ. Nhờ tài năng và thực lực vượt trội, Ngọc Mai đang rất được giới truyền thông lẫn công chúng săn đón.
Dù được đánh giá cao về kỹ năng thanh nhạc nhưng màn trình diễn
Cô đôi thượng ngàn mới đây của O Sen đã tạo ra một làn sóng tranh cãi, nhiều khán giả bày tỏ sự thất vọng khi xem màn trình diễn này của cô. Cụ thể, trong một mini show, Ngọc Mai đã thử thách bản thân khi đưa hình ảnh cô đồng lên sân khấu. Một số netizen cho rằng trong phần trình diễn này,
O Sen Ngọc Mai xử lý không tốt, bị chênh và phô, thậm chí còn quên lời và đặc biệt là biểu cảm quá đà làm khán giả cảm thấy khó chịu khi xem cô hát.
Sau phần trình diễn này, nhiều khán giả đã để lại những bình luận nhận xét không mấy tích cực dành cho Ngọc Mai. Hầu hết các ý kiến cho rằng chầu văn là một hình thức nghệ thuật ca hát rất khó, kể cả người làm giảng viên thanh nhạc như cô cũng chưa hẳn có thể hát tốt.
Bên cạnh đó, những biểu cảm không phù hợp như cười đùa trong màn trình diễn của O Sen Ngọc Mai được đánh giá là không tôn trọng người xem. Thậm chí, nhiều netizen đã so sánh phần hát này của Ngọc Mai với màn biểu diễn của Thiện Nhân - quán quân Giọng hát Việt nhí 2014.
Chầu văn là một loại hình ca hát nghệ thuật cổ truyền và là một phần tín ngưỡng thờ Mẫu lâu đời của văn hóa người Việt, bởi vậy nó rất khác với các loại hình âm nhạc hiện nay. Chầu văn gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo). Các bài hát chầu văn luôn sử dụng lời ca trau chuốt, nghiêm trang và chầu văn còn được xem là hình thức âm nhạc mang ý nghĩa tâm linh.
Có lẽ sau màn trình diễn này, O Sen Ngọc Mai sẽ cần thời gian để suy ngẫm và xem xét lựa chọn phong thái và chất giọng phù hợp khi trình diễn những tiết mục liên quan đến văn hóa tín ngưỡng.