Sự nở rộ của các nền tảng phát sóng trực tuyến đã tạo ra cơ hội việc làm cho rất nhiều người, đặc biệt là tại Trung Quốc. Tuy nhiên do các chính sách quản lý còn lỏng lẻo nên đã dẫn đến các vấn đề nhức nhối như trốn thuế, lừa đảo, đa cấp… tại đất nước tỷ dân này. Do đó chính phủ Trung Quốc đã có những nỗ lực để góp phần điều chỉnh sự ảnh hưởng của nền kinh tế kỹ thuật số này.
Cụ thể, cục Phát thanh - Truyền hình và Bộ Văn hóa - Du lịch Trung Quốc đã ban hành quy định mới về ngành công nghiệp livestream. Trong đó, 31 hành vi cụ thể đã bị cấm đối với streamer và đặt ra giới hạn cho các chủ đề livestream nhất định.
Các streamer không được phép xuyên tạc, bóp méo về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hệ thống Xã hội Chủ nghĩa, các cải cách của đất nước; không sử dụng công nghệ làm giả khuôn mặt (deepfake) để thay đổi hình ảnh các nhà lãnh đạo nhà nước; không thổi phồng, làm quá vấn đề nhạy cảm nhằm "câu view".
Nghề livestream nở rộ ở Trung Quốc. Ảnh: VCG.
Đặc biệt, các influencer (người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội) buộc phải có bằng cấp liên quan khi livestream nói về lĩnh vực luật, tài chính, y học và giáo dục. Các hành vi thể hiện lối sống xa hoa như để lộ tiền mặt hay trưng bày các sản phẩm xa xỉ cũng được liệt vào danh sách cấm của quy định này. Ngoài ra, các streamer cũng được nhấn mạnh nên kê khai thu nhập trung thực và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
BẮT ĐẦU QUẢNG CÁO
KÉO XUỐNG ĐỂ XEM TIẾP BÀI VIẾT
Bên cạnh đó, giới chức Trung Quốc yêu cầu các nền tảng mạng xã hội phải kịp thời phát hiện, ngăn chặn những người vi phạm pháp luật hoặc thiếu đạo đức. Những người này không được phép có cơ hội bày tỏ ý kiến một cách công khai, tổ chức các buổi livestream, tạo tài khoản mới hoặc chuyển sang sử dụng nền tảng khác.
Trên thực tế, Trung Quốc đã từng có không ít những vụ việc rắc rối liên quan đến khâu kiểm duyệt. Điển hình như vụ việc "vua son môi” Austin Li Jiaqi phải đột ngột dừng buổi livestream do trong video của anh xuất hiện cây kem hình xe tăng. Hình ảnh này được cho là có liên quan đến sự kiện Thiên An Môn, thường xuyên bị giới chức Trung Quốc kiểm duyệt sát sao.
Hay một trường hợp như cuối năm 2021, "bà hoàng livestream" Vi Á bị phạt 1,3 tỷ nhân dân tệ (tương đương 210 triệu USD) vì tội danh trốn thuế. Kể từ đó, cô không còn xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
"Bà hoàng livestream" Vi Á bị phạt 1,3 tỷ nhân dân tệ vào cuối năm ngoái vì trốn thuế: Ảnh: VCG.
Cuộc thanh trừng nhắm vào các KOL, người nổi tiếng được chính quyền Trung Quốc bắt đầu vào tháng 11 năm ngoái. Hai KOL đình đám là Zhu Chenhui và Lin Shanshan cũng bị phạt hàng chục triệu nhân dân tệ vì tội trốn thuế. Sau sự việc này, các thương hiệu phải đau đầu tìm kiếm cách thức mới để quảng bá sản phẩm của mình.
Hàng triệu người vẫn có thói quen xem các chương trình như phim, thể thao, show truyền hình… trên TV rồi chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới được công bố, đây lại là thói quen rất có hại.
Ôtô cũng được trang bị các tính năng công nghệ hiện đại, thông minh giống như chiếc điện thoại hay máy tính. Chính vì vậy trước khi bán xe bạn nên xoá hết các dữ liệu cá nhân để tránh các trò gian lận.