Thời gian gần đây, khởi đầu từ việc Puteri Indonesia - đơn vị nắm quyền cử đại diện đến
Miss Universe ở quốc gia vạn đảo mất đi bản quyền và chuyển sang một tổ chức non trẻ khác khiến nhiều khán giả lo sợ những chính sách đấu thầu của bà chủ
Anne Jakrajutatip đang dần đi lệch hướng, đánh mất đi giá trị ban đầu của một cuộc thi nhan sắc đúng nghĩa.
Kế đó, hàng loạt quốc gia kém phát triển tại châu Phi như Ghana hay mới đây là giám đốc quốc gia của Mauritius và Seychelles đã tuyên bố ngừng cử đại diện đến
Miss Universe - có thể sẽ có một đơn vị khác nắm quyền hoặc sash của những đất nước này sẽ biến mất trên đấu trường nhan sắc khốc liệt nhất hành tinh. Điều này vô tình đi ngược lại những mục đích lớn lao, so với Miss World - Hoa hậu Thế giới sẵn sàng hạ giá bản quyền nhằm khuyến khích tham gia những đất nước kinh tế thấp.
Đối diện với những chỉ trích của công chúng về cuộc thi nói chung và những chính sách thay đổi của bản thân nói riêng, bà chủ
Anne ngay lập tức lên tiếng kèm theo thái độ không hài lòng: “
Từ lúc nào mà tổ chức Miss Universe nói rằng việc đăng kí bản quyền chỉ là vấn đề tiền bạc không thôi. Ở đâu mà nhiều người lấy thông tin rằng tôi đã đòi hỏi tiền bản quyền cao hơn gấp 10 lần mới bán? Tôi thấy rất mắc cười vì nhiều người đã chỉ trích tổ chức dù không biết được thông tin chính xác từ những người trong tổ chức Miss Universe. Tôi sẽ không làm vậy vì nó sẽ ảnh hưởng danh dự của tôi và tôi mong muốn mọi người hãy lắng nghe chính xác trước khi đưa ra bất cứ phán xét nào. Tôi sẽ tới Indo và Malay vào ngày 17/2 tới và sẽ trả lời bất kì câu hỏi nào từ các bạn về sự minh bạch”.
Vào ngày 23/2 sắp tới, bà chủ Anne cùng với top 3
Miss Universe 2022 cũng sẽ đến Việt Nam nhưng với mục đích gì thì hiện tại vẫn chưa công bố cụ thể trước truyền thông. Người hâm mộ đang đặt nghi vấn phải chăng tổ chức Unimedia đã đánh mất bản quyền cử đại diện và á hậu
Thảo Nhi Lê - người được chỉ định sẽ thi đấu
Miss Universe 2023 sẽ mất đi cơ hội "xuất khẩu"?