THỂ THAO / Hậu trường

SEA Games 32 bị phản ứng vì “luật Đông Nam Á”

SEA Games vẫn bị mang tiếng là ao làng và quốc gia đăng cai có quyền rất lớn trong việc chi phối môn thi đấu lợi cho mình nhưng “ép” các đoàn khác. SEA Games 32 này tranh cãi càng dữ dội hơn.

SEA Games 32 bị phản ứng vì “luật Đông Nam Á”
Nếu trước đây thể thao Việt Nam đã than phiền không ít về các môn ở SEA Games 32 diễn ra tại Campuchia sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thành tích của thể thao Việt Nam, thì mới đây Thái Lan đã lên tiếng rất gay gắt.
Sau khi phía chủ nhà SEA Games 32 Campuchia tuyên bố cắt giảm tổng số môn thi từ 608 bộ huy chương xuống còn 581 bộ và cắt giảm một số môn, lập tức gặp phản ứng gay gắt từ một số đoàn. Tại hội nghị trưởng đoàn ở Campuchia, tờ Bangkok Post nhận định những thay đổi về một số nội dung thi đấu ảnh hưởng đến thế mạnh của nhiều đoàn và tất nhiên nhằm mang lại lợi thế cho nước chủ nhà SEA Games 32.
SEA Games 32 bị phản ứng vì “luật Đông Nam Á”
Các đoàn thể thao Đông Nam Á tại SEA Games.
Thái Lan cũng lên tiếng phản ứng mạnh việc môn võ truyền thống của mình bị chủ nhà SEA Games 32 đổi tên. Cụ thể là môn muay Thái, tương đồng với kickboxing (quyền Anh có dùng chân) bị phía Campuchia “đổi” là Kun Khmer. Cũng cần biết Kun Khmer không phải là môn mới, mà là võ truyền thống của người Khmer với các đòn đánh giống muay Thái và cách tính điểm cũng giống nhau.
Chủ nhà SEA Games 32 cũng có quyết định ở môn cầu lông với nội dung hỗn hợp dành cho các đội sẽ ra mắt năm nay nhưng bị giới hạn và chỉ dành cho các đội thuộc hạng 2, đến từ Campuchia, Lào, Myanmar, Brunei và Đông Timor tham dự. Điều này khiến các quốc gia có nền cầu lông phát triển và được xếp hạng 1 như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Singapore bị mất cơ hội tranh tài ở các nội dung bị phân loại.
SEA Games 32 bị phản ứng vì “luật Đông Nam Á”
Sân vân động Morodok Techo, địa điểm khai mạc SEA Games 32 vào tháng 5 tới tại Campuchia. 
Chuyện loại các nội dung mà chủ nhà không mạnh vốn đã có từ lâu ở “ao làng” SEA Games nhưng cách “khoanh vùng” và thêm thắt, phân nhóm như môn cầu lông bị xem là khó có thể chấp nhận.
Ở nội dung đua thuyền ba tay chèo nữ, quy định mới cũng cấm các VĐV Thái Lan nhưng cho phép Campuchia, Singapore, Việt Nam, Lào, Brunei, Đông Timor và Malaysia thi đấu.
Trưởng đoàn Thái Lan Thana Chaiprasit cho biết: “Những thay đổi này có thể mang lại lợi thế tổng thể cho Campuchia và quốc gia này đã đệ trình những thay đổi tiếp theo vào sổ tay kỹ thuật để được xét duyệt”. Ông Chaiprasit nhận định việc nước chủ nhà tùy tiện thêm hoặc bớt sẽ là rất khó để các VĐV chuẩn bị chu đáo cho các nội dung thi đấu của họ.
Những bất hợp lý trên vẫn còn được xét duyệt tại cuộc họp quan trọng vào cuối tháng 2 này và liệu Hội đồng SEA Games có đủ cứng rắn để SEA Games không bị sa đà vào việc cờ đến tay ai thì người đó… chế, làm ảnh hưởng đến tinh thần Olympic.

THỂ THAO / Hậu trường

Nam thần bóng chuyền Hàn Quốc - Jo Jaesung gây sốt rần rần bởi vẻ ngoài tỏa sáng

Chàng cầu thủ bóng chuyền Hàn Quốc - Jo Jaesung - thu hút các cô gái nhờ gương mặt điển trai, vóc dáng chuẩn cùng lối chơi bóng điêu luyện.

Bỏng mắt với bộ ảnh "hở bạo" của mỹ nhân bóng chuyền Việt Nam

Cùng chiêm ngưỡng nhan sắc xinh đẹp và body bốc lửa của hot girl bóng chuyền một thời - Đặng Thu Huyền.

Cực phẩm Thể dục dụng cụ Đinh Phương Thành: Tài sắc vẹn toàn, ai nhìn vào cũng mê

VĐV Thể dục dụng cụ Đinh Phương Thành còn gây ấn tượng bởi loạt thành tích vang dội tại các đấu trường trong nước và quốc tế.

Ngây ngất với vẻ đẹp không tì vết của Mỹ nhân điền kinh Nga

Nữ vận động viên nhảy xa người Nga - Sofiya Gorshkova đang gây sốt toàn thế giới vì quá xinh đẹp.

Bỏng mắt với thân hình bốc lửa của nữ thần bóng chuyền Mỹ

Mỹ nhân bóng chuyền Kayla Simmons khiến cộng đồng mạng phát điên khi liên tục khoe thân hình nóng bỏng.