Mở cửa du lịch quốc tế: Đến giờ G vẫn chờ hướng dẫn
Theo dõi MoliStar.com trên
Theo quyết định, Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế từ hôm nay 15-3. Đến hôm qua 14-3, nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục nhận yêu cầu góp ý về chính sách mở cửa cho ngành du lịch và vẫn chưa có một quy định chung, đầy đủ.
Theo quyết định, Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế từ hôm nay 15-3. Tuy nhiên đến hôm qua 14-3 nhiều doanh nghiệp du lịch vẫn tiếp tục nhận yêu cầu góp ý về chính sách mở cửa cho ngành du lịch và vẫn chưa có một quy định chung, đầy đủ.
Ông Nguyễn Hữu Y Yên - tổng giám đốc Lữ hành Saigontourist - nói điều mong mỏi nhất lúc này là chỉ cần ứng xử với du khách quốc tế như với khách nội địa.
"Hiện du khách trong nước có thể thoải mái đi máy bay, vào các cơ sở lưu trú, du lịch mà không phải bắt buộc xét nghiệm nhanh, chỉ cần đáp ứng yêu cầu tiêm đủ vắc xin thì chính sách đón du khách quốc tế cũng nên triển khai tương tự như vậy", ông Yên nói.
Cần bỏ tư duy "COVID ngoại" và "COVID nội"
Theo ông Yên, Việt Nam đang có số ca nhiễm mỗi ngày hơn 150.000 ca, tức cao hơn cả nhiều thị trường khách mà chúng ta đang hướng đến. Khách quốc tế đã được tiêm, xét nghiệm đầy đủ thì không có lý do gì để bắt họ phải cách ly hay xét nghiệm vì họ không còn là nguồn lây nhiễm nguy hiểm nữa.
Đồng tình với điều này, ông Huỳnh Văn Sơn - tổng giám đốc Công ty Ngôi Sao Biển - cho rằng cần từ bỏ tư duy phân biệt "COVID ngoại" và "COVID nội". Theo ông Sơn, không thể duy trì yêu cầu du khách quốc tế vào Việt Nam phải cách ly hay xét nghiệm lần nữa.
Trước ngày 15-3, một số đối tác quốc tế của doanh nghiệp này cũng đã "chuyển trạng thái" từ háo hức "sang chờ xem sao" với mốc tuyên bố mở cửa của Việt Nam do mọi thứ vẫn chưa rõ ràng và còn nhiều quy định chưa hiếu khách.
"Đây là phản ứng rất báo động vì Việt Nam có thể bị mất uy tín về điểm đến, trở thành thị trường không còn đáng tin cậy khi các chính sách mở, đóng thiếu ổn định. Quan trọng hơn, việc nấn ná trong tuyên bố mở cửa còn đẩy Việt Nam vào tình thế bất lợi, các doanh nghiệp cần phải mất thêm thời gian để phục hồi", ông Sơn lưu ý.
Ông Nguyễn Châu Á - tổng giám đốc Oxalis - cũng cho rằng việc cần nhất lúc này phải công bố ngày mở cửa và các điều kiện, hướng dẫn cho doanh nghiệp. Phải hồi phục các chính sách miễn thị thực, song phương, đa phương vốn đã bị tạm ngừng từ tháng 3-2020.
Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Toản - tổng giám đốc Images Travel, chuyên thị trường khách Âu - cho biết đến thời điểm này cũng đã qua cao điểm mùa du lịch của khách Âu nhưng cần phải mở cửa lúc này thì các đối tác quốc tế mới chuẩn bị đón khách cho mùa du lịch cuối năm, thường bắt đầu từ tháng 10.
"Đặc thù của khách du lịch quốc tế đi theo đoàn là sẽ đặt dịch vụ từ rất sớm trước thời điểm đi du lịch ít nhất từ 6 - 9 tháng, nên sẽ không có tình trạng bị quá tải về việc đón khách quốc tế trong thời gian mới mở cửa", ông Toản khẳng định.
"Mọi người đều ngóng vào dòng khách quốc tế bên cạnh nỗ lực chăm sóc thị trường nội địa. Không phải cứ mở cửa ra là có khách quốc tế ngay nên các chính sách mở cửa của Việt Nam phải càng rõ, càng nhanh thì mới nắm bắt kịp cơ hội, doanh nghiệp Việt mới chủ động làm việc với các đối tác".
Bà Lê Mai Khanh (phó chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Việt Nam)
Cộng đồng doanh nghiệp mong chờ
Ông Trần Đoàn Thế Duy - tổng giám đốc Vietravel - cho biết hiện trung bình mỗi tuần doanh nghiệp có hai đoàn khách đi Dubai. Các chuyến bay rất thuận lợi, khách được tạo điều kiện nhập cảnh nhanh chóng.
Mới đây khách còn không yêu cầu kết quả xét nghiệm PCR nữa mà chỉ cần có chứng nhận tiêm đủ vắc xin, không khí ở các sân bay cũng rất bình thường, mọi thứ trở về như chưa hề có dịch COVID-19.
"Những quốc gia nào đã quyết định mở cửa thì mở rất thoáng và ổn định chứ không có nay vầy mai khác nên du khách rất hồ hởi", ông Duy nói.
Theo đại diện của Vietravel, hiện số lượng các đoàn khách đăng ký tour nước ngoài bắt đầu tăng dần so với tháng trước và đều đặn hơn. Đây là tín hiệu tích cực và có thể cho Việt Nam tham khảo trong quá trình mở cửa.
Bà Lê Mai Khanh - phó chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Việt Nam - nhìn nhận tốc độ phục hồi của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào việc mở cửa du lịch quốc tế. Ghi nhận của hiệp hội này ở các địa phương cho thấy đã có nhiều cơ sở lưu trú, khách sạn bắt đầu hoạt động nhưng công suất phòng vẫn rất thấp, thị trường vẫn khá hạn chế vì các dịch vụ mở dè dặt.
Ông Huỳnh Văn Sơn cho rằng cộng đồng doanh nghiệp du lịch đang mong chờ kế hoạch mở cửa của Việt Nam để đón khách quốc tế. Trong đó, cần thời gian để làm thị trường, xúc tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm, chào bán tour...
Hiện các doanh nghiệp cũng chưa thấy rõ cơ cấu thị trường khách nguồn cho Việt Nam có dịch chuyển như thế nào sau dịch, khi các thị trường vốn đóng góp chính cho du lịch Việt Nam vẫn đang đóng cửa. Ngay khu vực Đông Nam Á, thị trường gần hơn hiện đã có doanh nghiệp tự tin sẽ có tour cho đoàn khách đến nhưng tất cả vẫn cần một bước nữa là xem chính sách mở cửa của Việt Nam thân thiện ở mức độ nào.
Theo ông Phạm Hà - chủ tịch Lux Group, ít nhất từ đây đến tháng 6 sẽ chưa có những đoàn khách du lịch lớn, đúng nghĩa vào Việt Nam nhưng bước đầu sẽ có những đoàn khách nếu chúng ta quyết tâm mở cửa đúng ngày 15-3.
"Trong lúc này Tổng cục Du lịch có thể xem xét làm mới lại bộ nhận diện thương hiệu du lịch quốc gia để mang lại thông điệp mới mẻ hơn đến khách quốc tế, định vị thương hiệu du lịch Việt một cách bền vững hơn. Việt Nam cũng cần có chiến dịch quảng bá phù hợp với sự dịch chuyển thị trường một cách hợp lý, thu hút phân khúc khách du lịch cao cấp hơn", ông Phạm Hà nêu ý kiến.
Bộ Y tế sẽ gỡ bỏ nhiều "rào cản" với khách nhập cảnh
Hôm qua 14-3, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi Bộ Y tế, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch (Bộ VH-TT&DL), UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về việc sửa đổi các quy định để đón khách quốc tế. Trong đó yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương sửa đổi các quy định, yêu cầu đối với khách du lịch nhập cảnh cho phù hợp với tình hình mới trước ngày 15-3 để tổng hợp, hoàn thiện và công bố theo thẩm quyền phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới theo tinh thần "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiểu quả dịch bệnh COVID-19".
Trả lời Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Trùng Khánh - tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - cho biết Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đang nỗ lực để có những thông tin thuận lợi cho việc mở lại du lịch, sẽ công bố phương án đón khách sớm. Ngoài ra, dự kiến tối nay 15-3, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ tổ chức hội nghị với các đại sứ Việt Nam ở nước ngoài để thông tin về chủ trương, kế hoạch, quy định liên quan tới mở cửa du lịch an toàn, hiệu quả.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, dự kiến hôm nay 15-3 hoặc ngày 16-3 Bộ Y tế sẽ có văn bản hướng dẫn mới theo hướng gỡ bỏ nhiều "rào cản" với du khách nhập cảnh theo tinh thần phiên họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia cách đây 10 ngày.
Cụ thể, người nhập cảnh có kết quả xét nghiệm âm tính trong 72 giờ nếu xét nghiệm PCR, 24 giờ nếu xét nghiệm nhanh (ngoại trừ trẻ em dưới 2 tuổi) trước khi xuất cảnh về Việt Nam thì không cần xét nghiệm sau khi nhập cảnh, mà áp dụng phòng chống dịch như người đang sinh sống tại Việt Nam.
Trước đó Bộ Y tế đã khiến cộng đồng doanh nghiệp du lịch và những người làm du lịch nói chung "đứng hình" trước những yêu cầu du khách quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam phải cách ly 3 ngày với người đã tiêm đủ liều vắc xin, 7 ngày với người chưa tiêm đủ liều, khuyến cáo người thuộc nhóm nguy cơ cao không nhập cảnh vào Việt Nam...
Làng chài Hồ Lân đang “leo top trending", trở thành địa điểm đáng trải nghiệm tại Bình Thuận khi sở hữu vẻ đẹp hoang sơ cùng biển xanh, cát trắng mang đến sự riêng tư, thoải mái cho khách du lịch.
Với không gian rộng rãi, thoải mái, gần gũi với thiên nhiên, Weekend Play Homestay trở thành nơi nghỉ dưỡng được nhiều khách du lịch lựa chọn khi đến Bình Thuận.
Cô chia sẻ, chuyến đi này để cô lấy thêm động lực cũng như để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp, khám phá văn hoá, kỳ quan và những tinh hoa của thế giới để hiểu biết thêm về thiên nhiên và con người.
Sở hữu tài nguyên thiên nhiên sẵn có và sự đầu tư mạnh mẽ của chính quyền địa phương, Hà Tiên nhanh chóng bứt tốc trên đường đua phát triển du lịch, trở thành cái tên sáng giá với người yêu thích du lịch, khám phá vùng đất mới.