Từ ngày 1/7, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽ không còn được cấp mới
Theo dõi MoliStar.com trên
Luật Cư trú năm 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 1-7. Sau đây là những điểm mới đáng lưu ý.
Luật Cư trú 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7, quy định việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân; việc đăng ký, quản lý cư trú; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, cơ quan, tổ chức về đăng ký, quản lý cư trú.
So với bộ luật trước đây, Luật Cư trú 2020 có nhiều quy định mới liên quan đến sổ hộ khẩu, cách thức đăng ký thường trú vào các thành phố lớn...
Bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú
Luật Cư trú 2020 thay đổi phương pháp quản lý cư trú từ sổ hộ khẩu giấy sang số định danh cá nhân được ghi trên căn cước công dân gắn chip. Khi luật này có hiệu lực, cơ quan chức năng sẽ không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu và sổ tạm trú.
Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đã được cấp vẫn còn giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2022. Từ ngày 1/1/2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽ không còn giá trị sử dụng.
Từ ngày 1/7, mọi thông tin về cư trú sẽ được cập nhật, thay đổi trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Khi đi làm các thủ tục hành chính, người dân không cần mang sổ hộ khẩu, sổ tạm trú mà chỉ xuất trình căn cước công dân gắn chip.
Ngoài ra, từ ngày 1/7, khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú. Cơ quan chức năng không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Được ủy quyền đăng ký cư trú
Điều 3 dự thảo quy định chủ hộ hoặc người có nhu cầu được ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay mình liên hệ với các cơ quan đăng ký cư trú (công an cấp xã, công an cấp huyện) để thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú (gồm lưu trú, tạm trú, thường trú).
Nếu người được ủy quyền là thành viên cùng trong hộ gia đình thì giấy ủy quyền không cần phải chứng thực, trường hợp người được ủy quyền không cùng hộ gia đình với người ủy quyền thì giấy ủy quyền phải chứng thực theo quy định của pháp luật về ủy quyền.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký không phải là cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên thì phải có giấy ủy quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên.
Đặc biệt, dự thảo thông tư tại điều 4 quy định người dân có thể đến đăng ký cư trú trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú, có thể gửi đăng ký qua đường bưu điện hoặc đăng ký trực tuyến qua cổng dịch vụ công.
Tương tự, việc trả kết quả đăng ký cũng có thể trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú, qua đường bưu điện hoặc đăng ký trực tuyến qua cổng dịch vụ công. Nếu người dân có yêu cầu trả kết quả qua đường bưu điện thì phải trả phí.
Người dân có thể nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký cư trú nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu nộp bản sao giấy tờ đó.
Được đăng ký thường trú ở những đâu?
Theo quy định của Luật cư trú 2020, từ ngày 1-7-2021 các thủ tục cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đều bãi bỏ nên khi người dân đăng ký nơi thường trú thì cơ quan đăng ký cư trú sẽ cập nhật thông tin thường trú của người dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Dự thảo thông tư quy định rõ "việc cập nhật thông tin nơi thường trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú được thực hiện bằng phương tiện điện tử".
Trường hợp trong Cơ sở dữ liệu Việt Nam về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú đã có thông tin thể hiện mối quan hệ nhân thân của người cần đăng ký với chủ hộ, thành viên hộ gia đình thì không phải xuất trình giấy tờ chứng minh mối quan hệ nhân thân khi đăng ký.
Nếu người đăng ký là người cao tuổi, người chưa thành niên mà trong cơ sở dữ liệu đã có thông tin theo quy định của pháp luật thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh là người cao tuổi, người chưa thành niên.
Bên cạnh đó, theo Luật cư trú 2020, người dân cũng có thể đăng ký thường trú tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, cơ sở trợ giúp xã hội, trên các phương tiện lưu động (tàu, xe) có đăng ký nơi thường trú. Do đó, dự thảo cũng quy định rõ các điều kiện được đăng ký, các loại hồ sơ mà người đăng ký cần chuẩn bị.
Bình đẳng về quyền cư trú
Ngoài ra, một quy định đáng chú ý khác trong Luật cư trú 2020 là sẽ không còn phân biệt điều kiện đăng ký thường trú giữa các tỉnh và các thành phố trực thuộc trung ương.
Do đó, theo dự thảo, điều kiện quan trọng nhất để đăng ký thường trú là có chỗ ở hợp pháp.
Chỗ ở hợp pháp có thể là chỗ ở thuộc sở hữu của người cần đăng ký hoặc có thể là chỗ của người thân, thuê mướn, cho ở nhờ... với sự đồng ý của người chủ sở hữu và thỏa điều kiện không thấp hơn 8m2 sàn/người.
Các giải hoa hậu, á hậu cũng như các danh hiệu Đại sứ - Nhân ái - Trí tuệ của "Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024" đều tìm được chủ nhân hội tụ cả tài sắc, bản lĩnh.
Trong đêm chung kết, "Hoa hậu Việt Nam Thời đại - Miss VietNam Era 2024", thí sinh đến từ Vĩnh Phúc - Nguyễn Thị Hồng Nhung giành danh hiệu "Người đẹp nhân ái".
Thí sinh Ngô Thị Kim Bích theo học ngành Hướng dẫn viên Du lịch tại trường Đại học Cần Thơ là chủ nhân danh hiệu Á hậu 2 tại "Hoa hậu Việt Nam Thời đại 2024".