ĐỜI SỐNG

Tranh cãi tình huống tiền gửi xe ở sân bay hơn 15 triệu đồng vì kẹt dịch

Sau thời gian dài mắc kẹt tại các tỉnh vì dịch bệnh, một số người dân trở về TP.HCM đã tá hỏa khi nhận hóa đơn tiền gửi xe ở sân bay, có trường hợp lên đến hơn 15 triệu đồng!

Tranh cãi tình huống tiền gửi xe ở sân bay hơn 15 triệu đồng vì kẹt dịch
Như Thanh Niên đưa tin, hôm 5.10, một nữ diễn viên nổi tiếng tên V.P.A đã đăng tải trên trang Facebook cá nhân hóa đơn gửi ô tô 15,18 triệu đồng. Theo diễn viên này, cô gửi ô tô tại nhà gửi xe TCP (sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM) từ ngày 27.6 để bay ra Hà Nội công tác. Trong giai đoạn này, TP.HCM thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, ngưng tiếp nhận các chuyến bay nên cô không thể quay lại TP.HCM. Ô tô đành tiếp tục nằm tại nhà gửi xe.
Đến ngày 5.10, sau khi lấy được xe, diễn viên A. tá hỏa với hóa đơn tiền gửi xe 15,18 triệu đồng cho thời gian đỗ là 2.404 giờ 19 phút 5 giây. “Khóc hết nước mắt với tiền gửi xe sân bay. Vì dịch nên không bay vào lấy xe được”, nữ diễn viên này chia sẻ ngắn gọn.
Tranh cãi tình huống tiền gửi xe ở sân bay hơn 15 triệu đồng vì kẹt dịch
Thanh Niên đã liên hệ với ông Phạm Văn Châu, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư TCP, để xác minh sự việc. Ông Châu cho biết trong quá trình TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội, TCP vẫn phải duy trì lực lượng giữ xe cho khách hàng. Đây là tình huống đặc biệt, trong hoàn cảnh đặc biệt, bất ngờ nên trước đó TCP chưa có sự chuẩn bị trước về chính sách hỗ trợ. “Việc tính thời gian, tính tiền gửi xe của TCP được làm tự động trên hệ thống theo giá đã niêm yết nên phía nhà xe không thể can thiệp được việc giảm giá tiền khi đã xuất hóa đơn. Do vậy, đối với những trường hợp đã lấy xe như chị A., chúng tôi dự kiến hỗ trợ theo hướng tặng voucher giữ xe miễn phí tháng hoặc trong lần gửi xe tiếp theo”, ông Châu thông tin.
Ngày 7.10, đại diện TCP cho biết TCP đã thông qua chính sách hỗ trợ cho khách hàng gửi xe bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, công ty sẽ tặng thẻ giữ xe cho khách hàng gửi xe tại nhà để xe ga quốc nội - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Chính sách hỗ trợ áp dụng cho xe 2 bánh (xe máy, xe điện) và ô tô từ 4 - 8 chỗ (không bao gồm xe kinh doanh vận tải) gửi theo lượt thời gian từ 1.6 đến hết 30.9.
Tôi nghĩ, trong việc này, về lý thì TCP không sai. Giá cả đã niêm yết rõ ràng nên cứ “tự động trên hệ thống theo giá đã niêm yết”. Trớ trêu là dịch bệnh Covid-19 bùng phát, rồi giãn cách xã hội… thế là chuyện bất khả kháng xảy ra. Người còn “ở đâu thì ở yên đó” thì xe làm sao ra khỏi bãi được. Đến khi lấy xe được thì không thể tưởng tượng được tiền gửi xe lên đến hơn 15 triệu đồng. Số tiền này thì đúng là “người giàu cũng khóc”. Về lý thì không sai nhưng về tình thì… thấy sao sao”, bạn đọc (BĐ) Thanh Hoài viết.
Tranh cãi tình huống tiền gửi xe ở sân bay hơn 15 triệu đồng vì kẹt dịch
Đồng tình về lý, BĐ Trung viết: “Họ làm theo bảng giá đã niêm yết. Bao giờ không đúng giá niêm yết hẵng nói”. BĐ Phương Trần cũng nhận định: “Đúng là về lý thì họ không sai. Dịch bệnh, giãn cách, đều là chuyện không ngờ cả, nhưng xe vẫn có người giữ, vẫn đảm bảo không hư hại, mất mát. Do vậy, họ thu tiền đúng giá là không sai”.
Nhìn nhận TCP không sai khi xuất hóa đơn thu tiền, nhưng BĐ 1973phanhongxxx@gmail.com cho rằng: “Đúng là sự việc chưa có tiền lệ. Nhưng TCP cần xem xét lại những trường hợp bất khả kháng này”. Tương tự, BĐ Ngọc Trương viết: “Tình huống bất khả kháng thì cần xem xét trên nhiều khía cạnh, đừng chỉ nói lý. Dịch bệnh gây ra đủ thứ phiền toái, khó khăn, nhà nước còn phải chi hàng trăm ngàn tỉ đồng hỗ trợ dân, chỉnh sửa nhiều chính sách cho phù hợp kia mà”.
Từ câu chuyện tiền gửi xe, nhiều BĐ cho rằng điều cần nhất trong lúc này là sự chia sẻ với nhau để vượt qua khó khăn. “Hệ thống cũng do con người cài đặt và điều khiển. Nếu không có ý giảm thì có vạn lý do”, BĐ Nguyễn Đăng Toàn ý kiến. Trong khi đó, BĐ Hoài An phân tích: “Doanh nghiệp nên tính toán giảm tiền gửi xe cho khách hàng. Nếu cho rằng hóa đơn tự động, giảm tiền sẽ rắc rối về thuế má thì cần làm việc với cơ quan thuế. Tôi nghĩ trong những tình huống này, ngành thuế hoàn toàn có thể chia sẻ. Nhà nước còn đang chi hàng chục ngàn tỉ đồng để hỗ trợ thuế cho người dân, doanh nghiệp mà”.
Cách xử lý của TCP không sai, nhưng nếu chia sẻ được một phần khó khăn trong rất nhiều khó khăn mà khách hàng gặp phải trong tình hình dịch bệnh này thì sẽ rất tốt. Nhà nước mình có gói hỗ trợ, túi an sinh, tiền điện cũng giảm, thuế cũng giảm… Người dân thì chia nhau túi gạo, bó rau, miễn giảm tiền trọ… mỗi người một tay, cùng giúp nhau vượt qua khó khăn, vượt qua Covid-19”, BĐ Nguyễn Văn Hải viết.
 

ĐỜI SỐNG

Độc đáo bánh điêu khắc 3D gửi lời chúc tới cầu thủ Nguyễn Xuân Son bằng thơ lục bát

Trên các nền tảng mạng xã hội, hình ảnh Nguyễn Xuân Son trong những khoảnh khắc thi đấu mạnh mẽ hay nụ cười chân thành được biến tấu thành các tác phẩm sáng tạo, thể hiện tình cảm yêu mến sâu sắc từ người hâm mộ.

Chân dung các á hậu tài sắc của cuộc thi "Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024"

Mùa thứ ba của "Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024" đã tìm ra người chiến thắng các danh hiệu là những nữ doanh nhân tài sắc đến từ nhiều tỉnh thành.

Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam: Nữ CEO giành giải Á hậu 1, giải Nhân ái - Trí tuệ - Đại sứ tìm được chủ nhân xứng đáng

Các giải hoa hậu, á hậu cũng như các danh hiệu Đại sứ - Nhân ái - Trí tuệ của "Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024" đều tìm được chủ nhân hội tụ cả tài sắc, bản lĩnh.

Nữ doanh nhân đến từ Phú Thọ đăng quang "Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024"

Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024 nhận giải thưởng gồm 300 triệu tiền mặt, vương miện, quyền trượng, cúp, ghế và dải băng sash.

Chân dung cô gái Vĩnh Phúc giành giải "Người đẹp nhân ái" của "Hoa hậu Việt Nam Thời đại 2024"

Trong đêm chung kết, "Hoa hậu Việt Nam Thời đại - Miss VietNam Era 2024", thí sinh đến từ Vĩnh Phúc - Nguyễn Thị Hồng Nhung giành danh hiệu "Người đẹp nhân ái".