CINE / Điện Ảnh

Hành trình sáng tạo loạt trang phục cổ trang trong phim "Cám": Hàng trăm thiết kế, tạo tác cực công phu

Sau khi tung teaser trailer và poster, phim điện ảnh "Cám" chính thức công bố tập phim hậu trường kể về quá trình thực hiện phục trang của phim.

Hành trình sáng tạo loạt trang phục cổ trang trong phim "Cám": Hàng trăm thiết kế, tạo tác cực công phu
Đạo diễn Trần Hữu Tấn cho biết: “Bộ phim là dị bản kinh dị từ truyện Tấm Cám, thế nên chúng tôi phải làm sao để phần phục trang gần với hình dung của mọi người về câu chuyện này, nhưng đồng thời cũng phải mới lạ và sáng tạo. Những bộ trang phục trong phim lấy cảm hứng từ phục trang ở giai đoạn cuối thời Lê và đầu thời Nguyễn”. Phần phục trang của phim do chuyên gia phục trang Nabongchua thực hiện, với thiết kế của họa sĩ Duy Văn và tư vấn từ nhà nghiên cứu sử học Phan Thanh Nam (Ấm Chè).
Hành trình sáng tạo loạt trang phục cổ trang trong phim Cám: Hàng trăm thiết kế, tạo tác cực công phu
Ở góc độ tổ chức sản xuất, nhà sản xuất Hoàng Quân tiết lộ thách thức lớn với phim mới là số lượng diễn viên quần chúng đông đảo, có những đại cảnh đến 200-300 người. Chính vì thế, nhu cầu cho phần phục trang cũng cao hơn dự án trước là Tết ở làng địa ngụcKẻ ăn hồn. “Phim Cám có nhiều nhân vật, từ người dân quê đơn sơ đến những người giàu có hơn như gia đình lý trưởng; rồi cả Thái tử, Thái tử phi, các quan, thái giám, cung nữ, cận vệ, thị vệ… Chính vì thế, độ đa dạng trong trang phục là rất lớn”.
Hành trình sáng tạo loạt trang phục cổ trang trong phim Cám: Hàng trăm thiết kế, tạo tác cực công phu
Bàn sâu hơn về quá trình làm phục trang, đạo diễn Trần Hữu Tấn chia sẻ: “Quá trình làm phục trang gồm ba bước. Đầu tiên, tôi và họa sĩ Duy Văn tạo ra bản phác thảo từ những nghiên cứu và ảnh tham khảo cổ phục. Sau đó, hình ảnh phác thảo đó sẽ được đưa qua nhà nghiên cứu sử học Phan Thanh Nam để có những nhận xét, góp ý. Cuối cùng, trang phục sẽ được đưa qua anh Nabongchua (Giám đốc phục trang của phim) để thực hiện”. Yếu tố màu sắc cũng được đạo diễn tính toán sao cho phù hợp khi lên hình với máy quay, ánh sáng, cũng như phản ánh tính cách của nhân vật.
Hành trình sáng tạo loạt trang phục cổ trang trong phim Cám: Hàng trăm thiết kế, tạo tác cực công phu
Lần thứ hai hợp tác cùng đạo diễn Trần Hữu Tấn sau Tết ở làng địa ngụcKẻ ăn hồn, nhà nghiên cứu Phan Thanh Nam chia sẻ: “Nói về truyện Tấm Cám, người ta chưa xác định rõ được niên đại của nó. Khi thực hiện phim Cám, tôi cũng lưu tâm cố ý lựa chọn những chất liệu văn hóa đậm nét Việt Nam. Chúng tôi khai thác phục trang, đạo cụ, cũng như những nét văn hóa đặc sắc mang tính chất bản địa của Việt Nam”.
Hành trình sáng tạo loạt trang phục cổ trang trong phim Cám: Hàng trăm thiết kế, tạo tác cực công phu
Trong phim, toàn bộ trang phục trong dự án được nhận dạng là trang phục trong dòng văn hóa dân gian Việt Nam xưa như áo Tứ thân, Ngũ thân, Giao lĩnh, Viên lĩnh, Đối khâm… Không chỉ dừng lại ở kiểu dáng của cổ phục, tổ phục trang còn chú ý vào các chi tiết như cách mặc sao cho đúng; như cách đắp vạt áo theo cách của người Việt, các chất liệu, màu sắc phù hợp từng giai cấp cụ thể và tiệm cận với thời kỳ mà bộ phim lựa chọn, các phụ kiện hài, guốc hay việc các tầng lớp nào thì phải mang chân không trong phim. 
Hành trình sáng tạo loạt trang phục cổ trang trong phim Cám: Hàng trăm thiết kế, tạo tác cực công phu
Một số cảnh trong phim cần những bộ trang phục đặc biệt, ví dụ như phân đoạn Thái tử rước Tấm về cung. Nhà sản xuất chia sẻ: “Ở cảnh này, trang phục của Thái tử và Tấm phải thể hiện được không khí trang trọng của buổi lễ cũng như địa vị hoàng tộc. Đây là hai bộ trang phục khiến chúng tôi tốn nhiều thời gian và công sức để thực hiện nhất, vì độ công phu và chi tiết của nó từ những thứ nhỏ nhất như họa tiết thêu trên áo vừa phải mang dấu ấn nhân vật, nhưng cũng phải đáp ứng các tiêu chí về địa vị người mặc”.
Hành trình sáng tạo loạt trang phục cổ trang trong phim Cám: Hàng trăm thiết kế, tạo tác cực công phu
Bộ trang phục Thái tử phi mà Rima Thanh Vy khoác lên lấy cảm hứng từ bộ trang phục của một vị Hoàng hậu thời Lê Trung Hưng, với tổng quan kín đáo cùng nhiều lớp áo, bên trong là áo Giao lĩnh, khoác ngoài Đối khâm, trên vai là Vân kiên và phần dưới là Tế tất với Thường. Ngoài ra, trang sức của nàng Tấm gồm nhiều trâm cài và kim hoa chạm khắc công phu bằng vàng, khăn Nhiễu với Ngọc bội tượng trưng cho sự uy quyền của phụ nữ quý tộc xưa. 
Bên cạnh đó, bộ trang phục Lý trưởng của Hai Hoàng (Quốc Cường) được lấy cảm hứng từ hình ảnh được lưu lại trong sử liệu về một hương lão thời Nguyễn, với các chi tiết nón, chiếc gậy, đôi dép cùng thời kỳ. Ngoài ra, các trang phục khác trong phim còn được lấy cảm hứng từ cách phối màu đặc trưng trong một số tranh dân gian tiêu biểu như tranh Đông Hồ, tranh Làng Sình của người Việt.

CINE / Điện Ảnh

Chuyến phiêu lưu kỳ diệu cùng "Cậu bé Cá Heo": Những bước đi đầu đời trên hành trình tìm mẹ đầy cảm động

Phim hoạt hình "Dolphin Boy - Cậu bé Cá Heo" vừa công bố poster chính thức, hé lộ một chuyến phiêu lưu đầy kỳ thú dưới đáy đại dương.

Kiều Minh Tuấn chuẩn bị nửa năm để "làm chồng" Lê Giang, áp lực khi làm ba của Uyển Ân trong "Cô dâu hào môn"

Phim điện ảnh "Cô dâu hào môn" dần hé lộ dàn nhân vật chính, “chú Sáu” Kiều Minh Tuấn gây bất ngờ khi có mối duyên nợ “để đời” với diễn viên Lê Giang và Uyển Ân.

Hwang Jungmin - Jung Haein phô diễn những pha hành động đã mắt trong trailer "Đố anh còng được tôi"

"Đố anh còng được tôi" chiêu đãi khán giả poster và trailer chính thức với những pha hành động đẳng cấp từ bậc thầy phim võ thuật Hwang Jungmin và mỹ nam Jung Haein.

Cánh Diều Vàng 2024 khép lại với thành công trọn vẹn, tôn vinh phim ảnh Việt

"Cánh diều" năm nay tiếp tục có nhiều đổi mới đáng ghi nhận trong hệ thống giải thưởng lẫn dành cho những người quan tâm đến phim ảnh.

"Transformers Một" gợi lại kỉ niệm đẹp, hoài niệm ký ức cùng bộ phim hoạt hình kinh điển năm 1986

"Transformers Một" hứa hẹn một cuộc xung đột hấp dẫn hơn xoay quanh sự phân tầng xã hội của Cybertron và cuộc nội chiến bao trùm hành tinh này.