NSX phim điện ảnh Cám chia sẻ phục trang là một trong những yếu tố quan trọng được ê-kíp đầu tư đặc biệt, với nguồn cảm hứng từ truyện cổ tích Tấm Cám và sự sáng tạo cùng nhiều chất liệu văn hóa dân gian Việt Nam, đây có thể xem là tác phẩm có trang phục kỳ công nhất trong loạt phim kinh dị cổ trang đến của bộ đôi đạo diễn Trần Hữu Tấn và NSX Hoàng Quân từ trước đến nay.
Với câu chuyện thuộc thể loại kinh dị kỳ ảo lấy cảm hứng từ yếu tố cổ tích, phục trang là một phần quan trọng trong việc sáng tạo nên một vũ trụ vừa lạ vừa quen cho thật độc đáo. Trong loạt clip công bố chính thức tạo hình 5 nhân vật nắm vai trò then chốt gồm: Cám (diễn viên Lâm Thanh Mỹ), Tấm (diễn viên Rima Thanh Vy), Mẹ kế (diễn viên Thuý Diễm), cha ruột Tấm Cám - Hai Hoàng (diễn viên Quốc Cường), Thái tử (Hải Nam), lần đầu tiên điện ảnh Việt có các nhân vật từ màn ảnh “đu trend" biến hình - một xu hướng video cực thịnh nên các nền tảng video giải trí của giới trẻ.
Thay vì một bức ảnh tạo hình thông thường, ê-kíp kỳ vọng những video tách lớp trang phục sẽ mang đến những trải nghiệm độc đáo và gần gũi cho giới trẻ, cũng như việc đầu tư cho những video biến hình kỳ công như vậy sẽ giúp công chúng được ngắm nghía kĩ hơn những bộ trang phục đầy tâm huyết của các nhân vật chính trong câu chuyện dị bản Cám lần này. Chia sẻ cùng khán giả, NSX Hoàng Quân cho biết: “Để sản xuất các video biến hình này cho nhân vật, mỗi nhân vật mất gần 3h để quay hình từng lớp phục trang và tạo chuyển động cho nó. Sau đó, giai đoạn hậu kỳ mỗi video sẽ mất khoảng 3 tuần để ghép lại từng phần sao cho hấp dẫn nhất".
Với những thao tác chuyển động, cú xoay người, hình ảnh tả cận gương mặt cùng màu sắc, chất liệu, thiết kế trang phục cũng cho thấy được tạo hình trong phim của 5 nhân vật được lấy cảm hứng từ Việt phục cổ. Các kiểu áo Tứ Thân, Ngũ thân, Giao lĩnh, Viên Lĩnh, Đối Khâm, nón quai thau, trâm cài, ngọc bội, triều phục, mũ quan… đều được tinh tế đưa vào theo hướng chân thực nhất bởi niềm say mê văn hoá và tự hào với bề dày lịch sử nước ta của toàn bộ ekip. Các trang phục này khi được thiết kế sáng tạo, ê-kíp luôn tham khảo ý kiến từ cố vấn sử học Phan Thanh Nam để cân bằng được tính sáng tạo và các chi tiết bản sắc mang gốc gác người Việt.
Trong số các nhân vật có tạo hình đặc sắc vừa được hé lộ, bộ hỷ phục của Tấm và Thái Tử là trang phục có nhiều lớp và phụ kiện nhất, mỗi lần hóa trang, Rima Thanh Vy mất gần 3h cho việc phục sức và mặc đồ. Còn theo các tuyến nhân vật, thì hai vợ chồng Hai Hoàng và vợ kế là những nhân vật sở hữu nhiều bộ phục trang đẹp và cầu kỳ nhất. Hai Hoàng là một bậc trưởng tôn, kiêm Lý trưởng của làng Hương, gánh vác nhiều trọng trách cho sự phồn vinh của làng lẫn ngôi gia qua nhiều thế hệ.
Là vợ kế Hai Hoàng, vai mẹ kế của Thúy Diễm cũng được đầu tư nhiều bộ cánh cho thấy uy quyền của một bà kế ưa đỏng đảnh, nội tâm phức tạp. Ngoài ra, đã có Tấm thì cũng chẳng thể thiếu chàng Thái tử, người luôn có cách tìm thấy và muốn cưới được nàng với món vật định tình bất ly thân. Khác biệt nhất trong số đó là diện mạo Cám mỹ miều của Lâm Thanh Mỹ cực nổi bật trong bộ cánh lụa xanh bắt mắt, khác lạ so với tạo hình dị dạng đã từng hé lộ của Cám cũng tạo nên sự tò mò về sự đối lập giữa 2 tạo hình khác nhau.
Phân cảnh Mệ Bích gọi Mỹ Kim là đồ vô dụng, thậm chí còn bắt cô uống thuốc phá thai cũng là một trong những khoảnh khắc gây ám ảnh nhất phim "Linh miêu - Quỷ nhập tràng".
Với hơn 300 bộ trang phục được sản xuất mới, "Công tử Bạc Liêu" không chỉ tái hiện lịch sử mà còn làm nổi bật tâm lý nhân vật tại không gian Nam Bộ những năm 1930–1940.
Bên cạnh kịch bản chắc tay với những ẩn ý thú vị xoay quanh sự hà khắc của tư tưởng trọng nam khinh nữ xảy ra trong gia đình Dương Phúc, các giá trị sản xuất trong phim cũng là một điểm nhấn đáng kể.